Xa Gần Cao Thấp

Chương 61: Kịch hai người hát




Kịch hai người hát
......
Điều thú vị hơn tiết mục đêm hội mùa xuân là có biến: con đường trước cửa nhà Viên Huệ Phương đậu cả xe cảnh sát lẫn xe cứu thương, Lưu Mậu Tùng bị khiêng lên xe như một con chó chết sau cú đánh choáng váng, trong khi Viên Huệ Phương và con gái bị cảnh sát tra hỏi sự việc.
Viên Huệ Phương nói chính cô là người đã đập chiếc chai. Cô bé nói không, là cháu đập, bố cháu muốn đánh mẹ cháu đến chết nên cháu lấy chai đập ông ấy.
Trong đội cảnh sát có một cô gái, nữ cảnh sát cẩn thận hỏi hai lần vẫn không tin được lời Viên Liễu nói. Mặt Viên Huệ Phương sưng vù, tóc rối bù: "Là tôi làm, con bé còn nhỏ."
"Tết đến xuân về, cả nhà hòa thuận không phải tốt sao? Ai lại làm thế trước mặt con trẻ." Nữ cảnh sát ôm vai bé Viên Liễu, lau nước mắt cho cô bé, đưa kẹo lấy từ túi ra: "Không sao đâu, bác sĩ nói bố cháu chỉ bị chấn thương ngoài, đã tỉnh lại."
Đây là mâu thuẫn nội bộ trong gia đình, nếu đàn ông đánh vợ, vợ đánh trả thì không nói làm gì, có thể hoà giải, nhưng đây là có vết thương nhẹ, lại còn có đứa trẻ 6-7 tuổi nói mình đã động thủ. Cảnh sát cũng gãi đầu băn khoăn: "Mọi người đến bệnh viện trước đi, đến khi gần bình phục, cả nhà đều đến đồn cảnh sát."
Trong số những người hóng hớt có cả Túc Hải, mái tóc Shirley Temple của cô bé bồng bềnh lên xuống, Túc Hải chạy đến gần Viên Liễu, nhìn trái nhìn phải bạn mình, cuối cùng giơ ngón tay cái lên: "Tiểu Liễu, cậu thật lợi hại."
"Túc Hải, nói linh tinh gì đấy?" Mao Tín Hà chỉ muốn bịt miệng con gái mình, cô cũng ngạc nhiên nhìn cô bé Viên Liễu thường ngày hiền lành nhút nhát, khuyên Viên Huệ Phương: "Chuyện này... chị Huệ Phương, hay là đến nhà em ăn bánh trôi nhé."
Viên Huệ Phương chùi khóe miệng, mu bàn tay vẫn dính đầy vết máu: "Thôi, mọi người đang đón Tết vui vẻ." Sau đó nhìn những người đang hóng hớt từ tứ phía: "Xem đủ chưa?"
Khi đám đông giải tán đã là nửa đêm, thành phố Bách Châu nhộn nhịp, tràng pháo hoa đón năm mới chính thức bắt đầu. Viên Huệ Phương và con gái đứng trước cửa nhà nhìn bầu trời, lại một lần nữa ôm Viên Liễu vào lòng: "Con nóng vội thế làm gì? Không phải mẹ đã cắn hắn ta sao?"
"Nhưng bố túm tóc mẹ đập xuống đất, con sợ." Viên Liễu sụt sịt.
"Cũng không cần vội, mẹ nó, mẹ còn chưa dùng đến tuyệt chiêu." Tuyệt chiêu của Viên Huệ Phương là tóm lấy và đá vào "cửa sinh mệnh": "Thằng chó đó, cuối cùng cũng khiến hắn phải chịu thua." Cô nắm đôi vai của Viên Liễu, lắc lắc: "Lần sau người lớn đánh nhau con đừng can dự vào, biết sợ chưa? Lỡ cảnh sát bắt con đi thì sao?"
Viên Liễu cúi xuống nhìn vết bầm tím trên cổ tay mẹ, cô bé nắm tay Viên Huệ Phương: "Mẹ, nếu bố về vẫn đánh mẹ thì phải làm sao?"
"Hắn dám? Đánh mẹ lần nữa, mẹ cho hắn vỡ đầu." Viên Huệ Phương không thể không nhìn Viên Liễu bằng ánh mắt khác, vẫn không buông tay: "Nhìn ngơ ngơ thế mà được việc đấy." Nhưng cô bé nói đúng, nếu Lưu Mậu Tùng quay lại thì phải làm sao?
Viên Huệ Phương có bốn tầng nhà, có 500.000 tệ tiền tiết kiệm, nếu ly hôn, thằng chó kia sẽ dòm ngó số gia sản bị chia một nửa. Thằng ôn dịch ăn bám ở nhà đánh người càng ngày càng tàn nhẫn, bây giờ Tiểu Liễu đã đắc tội hắn, không biết hắn sẽ đánh Tiểu Liễu thành ra thế nào một khi trở về.
Cô mơ hồ cảm thấy Lưu Mậu Tùng muốn ly hôn, nhưng hắn không có tiền, cũng lo lắng ngôi nhà ở đây sẽ bị phá dỡ. Ánh mắt suy ngẫm của Viên Huệ Phương dừng lại trên người Viên Liễu, có vẻ như sau một thời gian dài, cuối cùng cô đã hạ quyết tâm.
Thực ra Lưu Mậu Tùng nằm viện nhiều nhất là một tuần, nhưng hắn giả vờ giả vịt, ngày nào cũng kêu đau chỗ này đau chỗ kia, nằm mãi đến mùng tám Tết vẫn chưa muốn xuất viện, chỉ cần Viên Huệ Phương sơ suất một chút, hắn sẽ gào mồm lên nói rằng sẽ tống con ranh con đó vào đồn cảnh sát.
Viên Huệ Phương hầu hạ hắn ăn ngon uống mát, không cãi lại cũng không phàn nàn, càng khiến Lưu Mậu Tùng thêm vênh váo: "Chờ tao khỏe lại, tao đến đồn cảnh sát cho hai đứa mày xem, tao chỉ cần nói một câu thôi, chúng mày chờ bị giam đi."
Rời khỏi phòng bệnh, Viên Huệ Phương không ngừng gọi điện thoại, cuối cùng nghe nói ở quận mới có vài toà nhà vừa được xây đã mở từ mùng sáu. Cô mang theo giấy tờ và tiền tiết kiệm, mặc chiếc áo bông màu vàng đất quê mùa, dắt tay Viên Liễu cũng mặc màu vàng đất đến.
Những người ở bộ phận kinh doanh ban đầu không đoái hoài đến cô, nhưng vừa nghe người phụ nữ chắc nịch hỏi bao nhiêu một căn, họ lập tức biết mình đã gặp hộ giàu mới nổi đang chờ phá dỡ.
Giá 30 vạn một trăm mét vuông bao gồm cả diện tích công cộng chia chung. Viên Huệ Phương nói vậy lấy hai căn đi, thật hào phóng cứ như nói lấy hai chai rượu Ngũ Lương.
"Chị không cần vay à?" Đối phương hỏi.
Viên Huệ Phương đẩy đứa trẻ lên trước: "Tên của cô bé, có thể vay không?" Tất nhiên không được. Cô cười hào phóng, gạt hết cơn giận phải nhẫn nhịn từ Lưu Mậu Tùng suốt mấy ngày nay: "Giảm giá cho tôi, một căn 25 vạn, tôi biết bên chị có chính sách này, nếu chị không bán cho tôi, cùng lắm tôi sẽ không mua nữa."
Sau một ngày, Viên Liễu, mới bảy tuổi, đã có hai căn nhà đứng tên mình. Nếu thẻ ngân hàng của Viên Huệ Phương bị trừ đi sẽ chỉ còn lại vài nghìn tệ, "Còn không đủ để trang trí sửa sang." Cô lẩm bẩm, quỳ xuống nhìn Viên Liễu: "Tiền của mẹ, cũng là nhà của mẹ, chỉ là đứng tên con thôi. Con đừng gặp ai cũng nói, không được nói với bất cứ ai, nhất là Lưu Mậu Tùng, biết chưa?"
"Con biết!" Viên Liễu nhanh nhẹn trả lời: "Nếu viết tên con, dù là một hào bố cũng không lấy được!"
Viên Huệ Phương bĩu môi: "Con hiểu những điều này sao? Ai dạy?"
"Túc Hải nói, con chim nhỏ của cha ruột bạn ấy không sản xuất trẻ em được nữa sau một lần bị đâm xe máy, sau này nhà của cha ruột cũng là nhà của bạn ấy. Cha dượng và mẹ bạn ấy đã kết hôn, bạn ấy cũng sẽ được căn nhà của cha dượng dù họ có ly hôn." Túc Hải vốn là người giữ của, từ nhỏ đã vô cùng nhạy cảm với tiền bạc, mẹ cha dượng thầm chửi cô bé là con ghẻ, Túc Hải không khạc nhổ nữa, thay vào đó, cô bé phản bác lại bằng những lời được Mao Tín Hà dạy: "Cháu không phải con ghẻ! Sau này ngôi nhà này sẽ là của cháu!"
Bà nội kế của Túc Hải tức giận đến mức không thở nổi, chuyện này sau này sẽ nói, nhưng Túc Hải đã khiến Viên Liễu học được ba chữ: "Tranh gia sản." Viên Huệ Phương viết tên của cô bé, bất kể ra sao, chính là có ý nhất quyết không chia cho Lưu Mậu Tùng một xu. Ngay cả bản thân Viên Liễu còn không biết mình đã đập ra tài sản tương lai chỉ bằng chai rượu Ngũ Lương.
"Nếu con nói ra, nhà chúng ta sẽ cãi nhau hết ngày này qua tháng khác, không bao giờ ngừng nghỉ, con có biết không?" Viên Huệ Phương vẫn chưa an tâm.
Cô con gái gật đầu hiểu: "Mẹ, con hiểu. Chị Du Nhậm từng nói, bí mật là chuyện không được nói cho ai biết."
Viên Huệ Phương an tâm: "Đi, hai mẹ con ta lại đi ăn ở quán McDonald's đó." Giấy ăn trong nhà cũng đã dùng gần hết, một mũi tên trúng hai con chim.
Trong khi đêm hội mùa xuân là cảnh sứt đầu mẻ trán với một số gia đình, nhưng đối với hầu hết các gia đình khác, đây là những ngày cả gia đình đoàn tụ bên nhau, quây quần đông vui mắt to nhìn mắt bé, không làm gì khác ngoài ăn và ngủ. Người thất tình Du Nhậm tăng hai cân rưỡi ở quê và tiếp tục bị giam cầm sau khi trở lại trường Số 8; Mão Sinh không thể chờ đợi được nữa, ngay ngày mùng ba vội vàng tự về Bách Châu đón năm mới cùng Ấn Tú, đôi tình nhân trẻ dính chặt lấy nhau trong nhà nghỉ không thèm ra ngoài, bỏ lại đôi tình nhân già ở nhà ngắm nhau.
Sau khi con đi, Vương Lê và Triệu Lan xem kênh kịch nửa ngày, ra ngoài đi dạo dọc sông hộ thành nửa ngày, tiện thể mua một ít đồ ăn mang về nhà, một người mới ba mươi chín, một người mới ngoài bốn mươi, vậy mà đã sống cuộc sống dưỡng già hưu trí của những cụ bà bảy mươi, tám mươi tuổi.
Triệu Lan chỉ dám dựa vào Vương Lê khi Mão Sinh ngủ gật vào Tết 30: "Chị được nghỉ đến ngày 15 tháng Giêng à?"
Vương Lê nói lẽ ra được nghỉ đến mùng 8, nhưng chuyến lưu diễn năm ngoái không được nghỉ nên đoàn kịch cho các diễn viên chính được nghỉ thêm một tuần. Năm nay thanh tịnh, không cần đi khắp nơi bái núi, cũng không cần ở nhà chờ bị gõ cửa quấy rầy, chỉ có, Phượng Tường mời chị ăn tối vào ngày 15 tháng Giêng, hỏi em có muốn không?
Tất nhiên là không, Triệu Lan nói, Trần Phượng Tường? Có ý đồ mờ ám, nếu muốn mời thì cứ tìm thẳng em mà mời, bảo chị chuyển lời là có ý gì? Cô ấy chỉ muốn đi ăn với chị thôi.
Quả nhiên không tránh khỏi chủ đề này, Vương Lê cười híp mắt giả vờ ngu ngơ, trước đây Triệu Lan không tiện hỏi vì vướng Mão Sinh ở nhà. Ngày mùng một khi họ đi ngủ vào sáng sớm hôm đó, Vương Lê vào phòng ngủ thứ hai độc chiếm một chiếc giường, Mão Sinh cuốn chăn nằm nhích lại với mẹ. Đến nửa đêm bị chen rơi xuống giường, Mão Sinh thuyết phục mẹ: "Sao mẹ không ngủ với sư phụ?"
"Tại sao mẹ lại ngủ với cô ấy?" Triệu Lan đỏ mặt, sau đó lập tức nhận ra, cầm chiếc nạng đặt sau cửa lên chỉ vào Mão Sinh: "Con đã ngủ với ai? Nói thật với mẹ mau Bạch Mão Sinh! Có phải - có phải con ngủ với Ấn Tú?"
Mão Sinh cũng da mặt mỏng, cô có thể nói ý với sư phụ qua tin nhắn, nhưng nếu phải thừa nhận trước mặt mẹ ruột sẽ rất khó khăn. Mão Sinh túm lấy góc áo ngủ, cắn môi: "Vâng."
"Hả?" Triệu Lan không tin vào tai mình, sững người ba giây: "Con muốn chết à Bạch Mão Sinh, con - con mới 18 tuổi, tuổi mụ!"
Mão Sinh nói mẹ ơi, đang đầu xuân năm mới, mẹ nói muốn sống muốn chết gì đó xui xẻo lắm. Lại có chút oan ức, cô giải thích: "Vì - vì chúng con không nhịn được." Chẳng những không nhịn được mà còn gọi sư phụ đang ngồi trước màn hình chơi trò Đấu Địa Chủ trong khi Triệu Lan tức đến phát khóc trong phòng ngủ: "Mẹ con biết hết rồi sư phụ ơi, sư phụ ra an ủi mẹ con đi."
Vương Lê nói, Mão Sinh à, sư phụ khác với những người trẻ như các con, phải mưu định hậu động (bày mưu, tính toán trước sau đó mới hành động). Mẹ con cần tự mình tiêu hóa sự thật này, nếu sư phụ tới đó, sẽ là đổ thêm dầu vào lửa, là dẫn tai hoạ về phía đông.
"Tại sao ạ? Rõ ràng mẹ con thích sư phụ mà." Mão Sinh nói những từ như "thích" và "yêu" thường xuyên hơn rất nhiều những người lớn tuổi, tai Vương Lê đỏ bừng nhưng vẫn không quay đầu lại: "Như thế cũng không được." Thể nào cũng sẽ đến ngày tổng tính sổ, nhưng không phải bây giờ.
Mão Sinh chỉ đành tự mình thuyết phục Triệu Lan. Mẹ khóc rằng con còn bé nhỏ, tuy con dài hơn những đứa trẻ khác ngày lọt lòng mẹ, nhưng vẫn chỉ nhỏ xíu vậy thôi. Ý của cô là tại sao đứa con ngoan ngoãn, hoàn hảo và thánh thiện của cô lại nóng lòng tham gia vào đời sống tình dục sớm đến thế.
Khi đã khóc hết nửa tiếng, Mão Sinh ôm Triệu Lan, thơm lên mặt mẹ: "Nhưng con thích chị ấy, chị ấy cũng thích con. Nếu lúc đó không bắt đầu, nếu ôm cơn bứt rứt đến chết, ai sẽ chịu trách nhiệm?"
Nhịn không được là thế nào? Triệu Lan trừng mắt nhìn Mão Sinh, không phải bản thân cô kiềm chế rất tốt sao?
Những năm tháng ở góa, cô cũng không quá ham muốn, bởi sự thân mật với ông Bạch không mấy thoải mái, chỉ là nhiệm vụ cho có giữa vợ chồng với nhau mà thôi. Ông Bạch sau ba mươi tuổi không làm được nữa, Triệu Lan thầm vui mừng vì không còn phải chịu đựng.
Vài tháng sau khi nói rõ ràng với sư tỷ, người trông có vẻ chính nhân quân tử như Vương Lê vừa xem TV vừa sờ eo cô qua lớp đồ ngủ, sau đó sờ vết rạn da của cô, chỉ với hai cái chạm mát lạnh và mịn màng đã khiến Triệu Lan thấy mình "thất thủ". Thế là, sau khi trằn trọc suốt hai tiếng đồng hồ, Triệu Lan kẹp gối mò đến đầu giường Vương Lê.
Nếu phải nói, sư tỷ cũng đúng là thánh nhân, Triệu Lan áp vào lưng sư tỷ cũng có thể cảm nhận sư tỷ đang căng thẳng, thế mà vẫn có thể giả vờ ngủ và hít thở đều đều. Triệu Lan đưa tay xuống nhặt rau, hơi thở của Vương Lê đã hỗn loạn nhưng vẫn nhắm mắt im thin thít. Cho đến khi Triệu Lan áp sát hơn nữa, mắng sau gáy cô: "Họ Vương kia, chị có làm được không?" Đàn ông không làm được thì cô vui, nhưng phụ nữ không làm được thì cô buồn.
Cuối cùng sư tỷ cũng lên tiếng, giọng nói Tiểu Sinh êm tai bị đè nén biến thành nửa tiếng phèng la, nói: "Chị làm được, nhưng em có được không?"
Triệu Lan nói nếu em không được thì nửa đêm nửa hôm em đến tìm chị đánh mạt chược hay hát kịch? Nói xong, cô vén chăn xuống giường. Vương Lê bừng tỉnh, cả đời này chưa bao giờ thấy Vương Lê linh hoạt và nhanh nhẹn như thế. Vương Lê kéo Triệu Lan, đè lại xuống gối chỉ trong tức khắc, dạy Triệu Lan một số kiến thức mới, nói rằng hát kịch phải có hai người, kịch hai người phải được đối xứng.
Triệu Lan cả đời làm phụ nữ, nhưng cái lần mà cô cảm thấy mình nữ tính nhất trong đời, ngoại trừ lúc nằm trên bàn mổ lấy con ra, chính là đêm đó với Vương Lê.
Tranh thủ lúc Mão Sinh đi học trên trường kịch chưa về, chân Triệu Lan mềm nhũn ba ngày liên tiếp, ngay cả thái rau cũng không còn sức mà thái. Vương Lê thì cầm quạt run run trong buổi tập của đoàn, bị Trần Phượng Tường hỏi, chị à, chị còn trẻ như vậy chắc chưa mắc bệnh Parkinson đâu đúng không?
Đó là hương thơm muộn màng của trái chín, là vở kịch hai người trong tâm trí mà Triệu Lan chỉ dám nhớ lại trong đêm khuya thanh vắng. Với cái chân bị gãy, tuy Triệu Lan có thể sống tự lập, nhưng vẫn thấy tự ti khi nhìn vào một chi tàn phế. Sư tỷ tốt như thế, cô không xứng.
Dù không xứng nhưng vẫn buộc phải xứng, Triệu Lan lừa Vương Lê về bằng cách nửa kéo nửa chửi, bây giờ bị con gái chất vấn thẳng mặt: "Bứt rứt đến chết ai sẽ chịu trách nhiệm?" Cơ mà sư tỷ nhịn có chết được đâu? Triệu Lan trừng mắt với con gái: "Con, Bạch Mão Sinh, cút đi ngay cho mẹ."
Được lệnh, Mão Sinh lập tức đi gặp Ấn Tú, bỏ lại Vương Lê và Triệu Lan ở nhà mua rau, nấu ăn, xem TV và chơi Đấu Địa Chủ. Triệu Lan cũng có thể nhịn, nhưng cô nhất định phải lật lại lý lịch rõ ràng, cô luôn không hiểu, sư tỷ biết kiểu gì?
Suốt đường về nhà chỉ nghĩ đến chuyện nhỏ nhặt này, Triệu Lan đặt túi xuống, khi Vương Lê khom lưng thay giày, bỗng bị Triệu Lan giữ tay lại, sư muội không còn là bà cô nhỏ nhen ra sức mặc cả như vừa ở chợ, giờ đây đã hoá thân thành muội muội Thôi Oanh Oanh, cô nói: "Sư tỷ, em đã đợi chị mấy ngày, phải bắt đầu nói chuyện thôi đúng không?"
Cuộc đọ sức mắt to nhìn mắt bé ngày lành tân xuân của Vương Lê cuối cùng cũng kết thúc, cô xách túi thức ăn nghĩ một lúc, sau đó nghiêm túc trả lời: "Chị quên mất." Hôm nay tâm trạng Triệu Lan rất tốt, chỉ có kẻ ngốc mới tố cáo xã hội cũ. Cô ôm lại Triệu Lan: "A Lan, chị... chị nghĩ là được, đã mùng ba Tết rồi."
Điều Triệu Lan sợ nhất chính là cái nhìn ấy của Vương Lê, sư tỷ nhìn cô, trong trẻo mà sâu lắng, hàng mi cô cụp xuống, mặt cọ mặt với sư tỷ: "Chị lúc nào cũng thế." Con người phải được cho chút ngọt ngào, mới có thể mở đầu câu chuyện.
......
Đôi lời tâm sự của tui:
Đọc đến đây chắc hẳn các bạn đã nghe tên "Tây Sương Ký" và "Thôi Oanh Oanh" lặp đi lặp lại đâu đó cỡ 5-7 lần, nhân đây mình cũng muốn nói một chút về tác phẩm này, hy vọng cũng là dịp để mọi người tìm hiểu về hí kịch Trung Quốc xưa:3
Sau đây là nội dung rất dài, e hèm:
"Tây sương ký" có chủ đề là câu chuyện tình duyên giữa nàng Thôi Oanh Oanh và thư sinh Trương Quân Thụy. Thôi Oanh Oanh là tiểu thư xinh đẹp, con gái của một vị tướng quốc. Khi bố chết, hai mẹ con nàng về quê, nhưng gặp loạn đành tạm lánh ở chùa Phổ Cứu, đất Bồ. Trương Quân Thụy, một thư sinh nghèo, cha mất sớm, vãn du sang đất Bồ chơi, khi ngoạn cảnh chùa đã gặp Oanh Oanh.
(Nội dung chi tiết còn lại có trên Wikipedia hihi)
Sau đây là những con chữ siêu hayyy trích từ "Giai thoại văn học Trung Quốc":
"Quân Thụy thấy nàng xinh đẹp thì đâm ra mê mẩn. Chàng tìm cách làm thân với cô hầu là Hồng Nương, nhờ đưa hộ vài bài thơ xuân để ướm tình. Oanh Oanh nhận được thơ, đã viết trả lời. Thơ nàng viết:
«...Cửa hé theo luồng gió
Trăng chờ dưới mái Tây
Chạm tường, hoa động bóng
Người ngọc đến đâu đây! »
Quân Thụy nhận thư mừng rỡ. Chàng cho đây là lời hò hẹn. Câu thơ như kín đáo dặn phải vượt tường mà đến với người đẹp, cửa phòng nàng sẽ mở hé sẵn để chờ. Quân Thụy đã làm đúng như điều mình hiểu. Nửa đêm, trăng vừa nghiêng bóng mái Tây Sương thì anh trèo qua tường, tìm đến phòng nàng.
...
Hơn một năm sau, Oanh Oanh đi lấy chồng. Trương cũng có vợ. Nhân dịp có đi qua, Trương xin với người chồng được gặp nàng, lấy tư cách là người anh họ. Oanh Oanh từ chối, làm chàng rất bực mình. Nàng biết vậy, làm bài thơ:
« Chàng đi từ đấy kém dong quang
Trằn trọc nằm quanh, ngại xuống giường
Phải thẹn cùng ai mà chẳng dậy
Khổ vì chàng lại thẹn thay chàng! »
Rút cục, hai người không gặp nhau nữa. Trương bỏ đi, gửi một bài thơ để lại:
« Rẻ rúng thôi đành phận.
Thân yêu nhớ buổi đầu
Xin đem tình ý trước
Thương lấy kẻ về sau »
« Đêm gắn bó của Quân Thụy và Oanh Oanh »(lời chàng Trương)
...Then mây mở cửa động đào
Đào tiên hớn hở đón chào tin xuân
Nhưng là tê tái tần vần
Lả dân tóc liễu, mở dần lòng hoa
Rông mây cá nước mặn mà
Nụ đơn nở, giọt sương sa đầm đìa
Nhị non, hương sớm bốn bề
Tha hồ con bướm đi về thong dong
Em dùng dằng nửa thuận nửa không
Tôi khắp người bủn rủn, trong lòng mê tơi
Má hồng thơm ngát dưới môi
Tôi coi em như trái tim tôi từ ngày...
« Lời tự tình khi tạm biệt Trương Sinh » (lời Oanh Oanh)
...Rừng sương ai nhuộm đỏ tươi
Phải chăng nước mắt của người biệt ly
Tơ liễu dài, dài có ích chi
Buộc sao được gót ngựa phi dặm trường
Sum vầy sao khéo muộn màng
Chia lìa sao khéo vội vàng xót xa
Rừng thưa ơi! Có thương ta
Vì ta mi níu bóng tà lại nao!..."
...
Những bài thơ trong đoạn kể trên đây, đều do Nhượng Tống dịch từ năm 1942.
Tôi xỉu, thơ các cụ đỉnh của đỉnh. Bái phục.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.