Vi Thần Rất Bận

Chương 11: Bệ hạ say rồi




Bệ hạ say rồi.
Vị trúc mã không biết sống chết kia lại còn lớn tiếng hét to với người: “Cạn!”
“Cạn!” Bệ hạ úp sấp trên bàn, hai gò má ửng hồng, giơ ly rượu lên lèm bèm đáp lời.
Có lẽ khi bệ hạ còn là thái tử thì cũng từng say, nhưng sau ngày đăng cơ, người chưa bao giờ hoang đường bất chấp như lúc này.
Thừa tướng cũng có khuyên nhủ, lúc đó bệ hạ vẫn chưa say lợi hại như vậy.
Thừa tướng bảo: “Uống ít thôi, đừng để say.”
Bệ hạ bèn tò mò cười hỏi một câu: “Đã có ngươi ở đây, ta say thì có sao?”
Thừa tướng gia chu đáo cẩn thận trong mọi chuyện, chung quy có thể hầu hạ bệ hạ chu toàn.
Bệ hạ say chỉ biết cười.
Trúc mã say chỉ hô “Uống!”
Đồng môn và thừa tướng, mỗi người ôm một tên, dỗ hai con ma men nhích ra khỏi bàn rượu.
Người đã say toàn thân vô lực, lảo đảo hai bước, hạ nhân muốn tới đỡ giúp, lại bị thừa tướng gia quát: “Đưa hai vị khách nhân đến sương phòng.”
Thừa tướng gia choàng tay bệ hạ lên trên cổ mình, suy nghĩ một chút, lại buông xuống, ôm ngang người ta, đi về hướng phòng của chính thừa tướng gia.
Người say nặng hơn bình thường, bệ hạ lại là từ nhỏ ăn sơn trân hải vị mà lớn lên, thân thể tuyệt đối không gầy yếu, vì thế bước chân thừa tướng gia có hơi vội vã.
Đến khi đặt được bệ hạ lên giường rồi, lúc ấy mới thở phào nhẹ nhõm, phân phó hạ nhân nấu hai chén canh giải rượu và mang nước nóng đến, xong khóa chặt cửa.
Đi tới bên giường cởi long ủng cho bệ hạ, rồi cởi nút áo giúp người luôn.
Vốn chính là chuyện đã làm quen tay, hai ba phát đã xong xuôi.
Nhúng khăn mặt vào nước nóng, vắt khô rồi lau người cho bệ hạ.
Nút áo cởi đến chỗ lồng ngực, phần da lộ ra đều ửng đỏ, lúc được khăn nóng lau qua, bệ hạ phát ra tiếng than thoải mái.
Thừa tướng gia bất giác dừng tay, nhìn chằm chằm đôi môi đỏ mọng của bệ hạ trong chốc lát, rồi cúi người hôn nó.
Người đang ý chí không rõ có lẽ cảm thấy không được thoải mái, ra sức quay đầu đi, lại bị thừa tướng gia nắm lấy cằm mở khớp hàm ra hôn càng thêm sâu, đầu lưỡi bị ép buộc đáp lại một cách thụ động, sau đó vạt áo bị đẩy ra.
Mùi rượu thoang thoảng đầy ắp trong hơi thở mà hai người đang liên hồi trao đổi.
“Lão gia, canh giải rượu đã tới ạ.” Có người đang nhẹ nhàng gõ cửa.
Thừa tướng gia tiếp tục hôn người dưới thân, tròn một hồi mới khắc chế được mà tách ra, chỉnh chỉnh vạt áo mình, mở cửa, tiếp nhận canh giải rượu, dặn mang một chén đến sương phòng, rồi lại đóng cửa.
Thừa tướng gia bưng canh giải rượu tự mình đút cho bệ hạ.
Người uống say rất nghe lời, không ngang bướng, cũng không nhiều trò xấu, so với khi tỉnh táo thì dễ hầu hạ hơn.
Buổi chiều thừa tướng gia sai người mời trúc mã qua phủ ôn chuyện, lại bày tiệc rượu, chờ bệ hạ giá lâm, không ngờ trái chờ phải đợi, bệ hạ lại chậm chạp không đến, thừa tướng gia có phần ngồi không yên. Ngay lúc này trúc mã lại hóc xương cá, nói như thế nào nhỉ, chỉ có thể nói hóc thật là đúng thời điểm và địa điểm.
Thừa tướng gia thấy trúc mã bị xương cá mắc họng khó chịu, đột nhiên đứng dậy nói: “Ta đi tìm đại phu.”
Một tìm bèn tìm đến trong hoàng cung.
Vốn định trực tiếp tìm hoàng thượng mượn ngự y, nhưng xưa nay quan hệ giữa thừa tướng gia và Trần ngự y rất tốt, còn cố tình đến chỗ hoàng thượng mượn người, thực sự không thể nào nói nổi, với sự thông minh cơ trí của bệ hạ, làm vậy rõ ràng là giấu đầu lòi đuôi. Thế nên thừa tướng gia nghĩ, vậy thì thỉnh chỉ hoàng thượng giục ngựa Ngọ Môn đi.
Cái chuyện phi ngựa Ngọ Môn này, không phải chỉ có bệ hạ mới có thể đồng ý.
Với lại, so với thỉnh ngự y, nó là chuyện một trời một vực.
Nếu người muốn mời đã là thiên tử, tự nhiên cần có chuyện to bằng trời để mời.
Cho nên đối với vị trúc mã bị hóc xương, thừa tướng gia có chút hơi áy náy trong lòng, bởi vì niềm vui của y thành lập trên nỗi thống khổ của trúc mã.
Vậy mà trước đây rất lâu, tâm tư của thừa tướng gia đối trúc mã từng có ý niệm khác.
Nếu như nói, trong lòng mỗi người đều có một khoảng thời gian lưỡng tiểu vô sai, vậy cái khoảng đó của thừa tướng gia chính là vị trúc mã nọ.
Nhưng ban đầu cũng chỉ vỏn vẹn là lưỡng tiểu vô sai mà thôi.
Sau đó thừa tướng gia đi học xa nhà, cũng đã học được không ít điều trong thời gian đó, cũng tiện thể biết được mình thì ra là đoạn tụ, có long dương chi hảo.
Ở bên ngoài học mấy năm hồi hương, thừa tướng gia phát hiện lưỡng tiểu vô sai ngày nào đều đã tự trưởng thành cả rồi.
Người bạn trúc mã suốt ngày lúc ẩn lúc hiện trước mặt mình khi thì xoay cho mình đầu váng mắt hoa, khi thì quậy cho mình chật vật bất kham.
Thừa tướng gia quyết định bế quan đọc sách, hoàn toàn không gặp khách.
Vậy rồi, cư nhiên thi đậu.
Sau khi đậu, người trong nhà thăm dò việc hôn nhân cho y, thừa tướng gia bèn thẳng thắn chuyện mình là đoạn tụ.
Nhưng làm sao nói cho thông, chỉ bảo y mau mau giấu kín giấu chặt cái loại ham mê mất mặt kia đi, lại nhanh nhanh cưới dâu về đặng nối dõi tông đường cho nở mày nở mặt.
Thừa tướng gia nói không lại, bèn thu dọn hành lý rời nhà đến kinh thành.
Ai ngờ kinh thành có cái Mộ Vân hiên, bên trong đều là người cùng sở thích, nửa là hiếu kỳ nửa là tìm tòi nghiên cứu, y nhất thời như cá gặp nước, sau đó mới thường đến vong ưu giải sầu.
Khoa cử năm ấy, tướng gia gặp được thái tử đương triều tại Mộ Vân hiên.
Thái tử khi đó, khí chất như là ngọc vậy, vừa cao quý lại thanh khiết, vừa trang nhã lại ôn nhuận.
Khi mới gặp gỡ thái tử, trong lòng còn cảm thấy có chút buồn cười, vị công tử nhà ai đến Mộ Vân hiên này vậy, cũng không biết là đang phiêu tướng công, hay là để tướng công phiêu hắn nữa.
Y đang an an tĩnh tĩnh nghe cầm của Tịnh Ngọc, người nọ nhưng thình lình xông tới, mà rõ ràng là hướng về phía Tịnh Ngọc, tự dưng lại lập tức xua Tịnh Ngọc đi, đến gần, dùng chiết phiến nâng cằm y.
Vẻ ngoài rõ ràng chính là nên bị người áp ở dưới thân, không biết ai dạy hắn cái kiểu tự tin tự ngạo của kẻ phía trên như vậy.
Y còn nhớ rõ ngày ấy… Viện nhà ai vui vầy chuyện đẹp, hoa rụng hoa bay hoa đầy trời.
Không lâu sau, ngoài ý muốn gặp được trúc mã ở kinh thành.
Trúc mã đến ứng thí, nhưng cũng không quên lưu tình nơi nơi ở kinh thành, vừa gặp bạn cố tri nơi đất khách, liền thường xuyên đến chỗ y nấp nợ tình, mang theo cả nỗi oán giận cô nương nhà ai thật bám người cô nương nhà ai quá phong nhã cô nương nhà ai cứ buộc hắn khảo công danh cô nương nhà ai có lão cha xách giày ném hắn.
Tướng gia vừa nghe, vừa hiến kế cho hắn, vừa khuyên hắn tìm người thật lòng thích rồi an phận xuống đi.
Người như hắn, nên cưới một nữ nhân hiền thê lương mẫu mà cử án tề mi đi thôi.
Thỉnh thoảng trúc mã cũng nhắc tới đồng môn, nhưng tướng gia chưa bao giờ nghĩ sâu xa.
Sau đó y đỗ trạng nguyên, lại gặp mặt người nọ.
Vốn là không nghĩ nhiều.
Vốn cũng chỉ là khách quen ngẫu ngộ trong Mộ Vân hiên mà thôi, mỗi người đều tự có hoa hoa thảo thảo của mình.
Ngày ấy trúc mã xảy ra chuyện, y đưa trúc mã về nhà, người nọ lại từ Mộ Vân hiên một đường theo đến gia môn, đầy miệng chất vấn.
Nhưng mà y lại nghĩ trong lòng rằng: Ngươi vừa rồi cũng đi Mộ Vân hiên đấy thôi, lấy tư cách gì để bụng người trong lòng ta?
Sau đó bình tĩnh nghĩ lại, vậy mà ra một thân mồ hôi lạnh.
Về công, bọn họ quân quân thần thần.
Về tư…
Không biết tình từ đâu bắt đầu, mà đã ngày càng sâu đậm.
Người nọ đối với y, đương nhiên không phải vô tâm. Ngày đó sau khi hai người hợp mưu thiết lập kế hoạch tru sát ngoại thích và bãi miễn lão tướng gia xong, người nọ nói: Từ nay về sau, ái khanh chính là bề tôi như xương tay của trẫm.
Là y tham, lại cho rằng hắn sẽ nói, từ nay về sau, giang sơn này, có trẫm thì có ngươi.

* Lưỡng tiểu vô sai: thân thiết từ khi còn bé.
* Cử án tề mi: chỉ người vợ kính yêu chồng, hoặc vợ chồng cùng kính trọng và thương yêu lẫn nhau.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.