Nhưng tình hình cụ thể trong đó chỉ có người trong cuộc mới biết.
Tuy Quỳnh Nương không biết người hạ độc là ai, nhưng nàng lo lắng cho Lang Vương, hiển nhiên người hạ độc quyền cao chức trọng, khiến Lang Vương kiêng kị không thôi. Nếu người nọ đã động sát khí, Lang Vương đang ở kinh thành căn cơ chưa ổn chẳng phải là bị động sao?
Thậm chí nàng có chút xúc động, muốn khuyên Lang Vương sớm về Giang Đông, rời khỏi kinh thành nơi thị phi này.
Những lời này nàng đều đè ở đáy lòng, không muốn làm hắn tức giận phiền lòng vào lúc Lang Vương trúng độc, thân thể có bệnh nhẹ.
Nhưng thật ra Lang Vương phiền lòng là một chuyện khác.
Lục lang trung kê phương thuốc rút căn di độc, quý ở cố thủ bồi nguyên, trong lúc dùng thuốc không thể động phòng.
Trước đó Sở Tà cứ nói là do Quỳnh Nương nên trong bụng mới không thấy động tĩnh, không ngờ lại rơi hết xuống trên người mình, dĩ nhiên là hắn ấm ức nén giận.
Càng không ngờ sẽ trúng loại tử độc lao lực này, giường của kiều phụ nhân mới cưới cũng không lên được, hắn càng không có mặt mũi gặp Quỳnh Nương, sợ phụ nhân miệng lưỡi sắc bén kia làm mình không xuống đài được, vì vậy liên tiếp mấy ngày làm việc không về phủ.
Quỳnh Nương biết thể diện của nam nhân này cần được nghỉ ngơi một thời gian, nàng không hỏi khi nào hắn về vương phủ, mỗi ngày gọi người đến chỗ người hầu hạ bên cạnh Lang Vương, hỏi Lang Vương có rịt thuốc đúng hạn không, ăn uống thế nào.
Nghe nói Lang Vương dùng loại thuốc tiêu độc kia, đắng đến nỗi miệng hoàn toàn không có vị, thế cho nên ba bữa có lệ, không ăn nhiều lắm. Cho nên nàng tự chọn lựa sơn tra, lấy hạt ra, phối với mật ong, mật hoa quế nấu thành nước, để Lang Vương uống thay trà.
Nước đỏ au đặt trong bình bụng rộng, đưa đến doanh trại quân đội của Lang Vương.
Lúc người hầu nói đây là nước chua Vương phi đích thân nấu, Lang Vương uống hơn phân nửa bình, chua chua ngọt ngọt, dùng thìa múc thịt quả đặt trong miệng nhai, thấy thịt quả mềm mại đúng là an ủi đầu lưỡi.
Ăn thêm một lúc, công văn đầy trên bàn án không có lòng xử lý nữa, hắn bảo người hầu chuẩn bị ngựa, hắn phải về phủ dùng cơm.
Trở lại vương phủ, hắn không gọi người thông báo, một mình dạo bước về sân, cách thật xa đã thấy ngoài cửa phòng mình xây người tuyết, mắt người tuyết là hai viên sơn tra đo đỏ, trên bụng còn cắm mấy xâu hồ lô vừa mới phủ nước đường.
Nghe thấy trong phòng truyền đến một giọng nói trong trẻo: “Hỉ Thước, nhìn xem hồ lô ngào đường có đông lại thật không? Lấy một xâu vào nhà cho đỡ thèm!”
Sở Tà giương mày rậm, thầm nghĩ: “Tiểu phụ nhân tham ăn này, mấy ngày nay mình không ở trong phủ, nàng sống quá nhàn nhã tự tại rồi! Khắp sân toàn đồ ăn vặt!”
Thật ra đúng là không phải Quỳnh Nương vô tâm vô phổi, chỉ là lúc nấu canh khai vị cho Lang Vương thừa non nửa chậu quả đỏ đã tách hạt.
Quỳnh Nương bỗng nhiên nhớ ra lâu rồi chưa ăn hồ lô đường, mấy năm trước kinh thành tuyết rơi không dày, không tồn hàn khí.
Năm nay rơi mấy trận tuyết dày hiếm có, không thể cô phụ thời tiết này, vì thế nàng dùng sơn tra đã tách hạt kẹp nhân đậu đỏ, bên ngoài lăn một lớp nước đường vàng óng, đặt trên tấm gỗ để Hỉ Thước mang ra ngoài, cắm trên bụng người tuyết giảm nhiệt độ.
Đợi lát nữa phòng ấm lên rồi ăn, còn ngon hơn lê đông lạnh.
Ai ngờ Lang Vương đang đứng đó, không cần Hỉ Thước, chính hắn gỡ xuống hai xâu vào phòng.
Thấy tiểu phụ mặc áo ngắn vân hoa nổi khảm lông thỏ tôn lên gương mặt trắng nõn, đang ngồi trong ổ chăn may vá, khâu hai túi thuốc Lục lang trung đưa cho Lang Vương vào cái đai lưng rộng, vừa khéo mang lên dán vào huyệt vị bên hông ôn bổ dược tính.
Ngẩng đầu thấy Lang Vương dạo bước tiến vào, Quỳnh Nương vui vẻ nói: “Chàng trở về đúng lúc, xem đai lưng này có thắt vừa thân không!”
Nói rồi quỳ gối trên giường, ý bảo Lang Vương lại đây thử.
Lang Vương đi qua, vén y phục lên để nàng quấn đai lưng vào phần eo, thuận tay đưa hồ lô đường trong tay đến bên miệng nàng. truyện đam mỹ
Quỳnh Nương thuận thế cắn cái tiếp theo, độ dày của lớp đường bên ngoài vừa đủ, bên trong quả đỏ chua chua là đậu đỏ ngọt mềm, cắn một miếng, vị ngon hơi ngọt làm nàng khép nửa mắt.
Dáng vẻ đó của nàng làm Lang Vương cũng cắn một miếng, nhưng lại cảm thấy mình ăn không thơm ngọt bằng nhìn Quỳnh Nương ăn, thuận thế hôn mặt nàng.
Bình thường miệng Quỳnh Nương không buông tha cho ai, thật sự đến lúc động tâm nhẫn khí, nàng tuyệt đối sẽ không rải muối trên miệng vết thương của người khác, vì vậy không hề đề cập tới tranh luận miệng lưỡi lúc trước của hai người.
Cách mấy ngày mới lạ xấu hổ, nhưng nàng một miếng ta một miếng vừa ăn vừa tán gẫu đã tan rã hầu như không còn lại gì.
Cũng không biết vì sao, trở lại căn phòng này, Lang Vương cảm thấy đầu lưỡi bị trái cây vừa nãy làm cho linh hoạt lên rồi, bụng mấy ngày không biết đói cũng réo lên.
Hôm nay Quỳnh Nương phân phó bếp nấu canh gà tam hoàng nhân sâm. Cả nồi tràn đầy mùi thơm của thịt gà. Trọng bụng chín rục ngoài nhét nhân sâm vào, còn có táo to và hạt dẻ đã tách vỏ, ăn canh với cơm.
Quỳnh Nương thêu thùa may vá, đồ ăn vặt trong tay không ngừng, thật ra nàng cũng không đói như vậy, nhưng thấy Lang Vương ăn không ít.
Ăn cơm xong, Quỳnh Nương vừa đưa khăn mặt cho hắn vừa nói: “Ngoài phủ nhiều người tạp nham, nếu sau này Vương gia không bận thì về phủ dùng cơm đi.”
Lúc này Lang Vương đã ăn xong rồi, cảm thấy cả người ấm áp thư thái sung sướng, hắn dựa nằm trên đùi Quỳnh Nương, lười biếng ừ một tiếng.
Quỳnh Nương sờ trán hắn, nằm cùng hắn, sau khi thành hôn hai người hiếm khi chỉ nằm một chỗ không làm gì, nương ánh nắng ấm áp sau khi tuyết rơi, lười biếng ngủ trưa một lúc.
Mặc kệ thế nào, bây giờ tiền vào của Lang Vương phủ dần dần tăng lên nhiều, Lang Vương biết Quỳnh Nương có lòng thuỷ vận, tuyệt bút vung lên, hắn giao kho bạc trong phủ cho Quỳnh Nương để nàng xem mà sử dụng.
Việc đầu tiên Quỳnh Nương phải làm đó là dự định tạo thêm ba con thuyền lớn.
Kiều chưởng quầy thấy chủ nhân hơi liều lĩnh. Nhiều thuyền lớn như vậy, phải nhập bao nhiêu hàng hoá vào mới có thể chứa đầy?
Căn bản Thôi gia chưa giữ vững gót chân ở khối thuỷ vận!
Thật ra Quỳnh Nương cũng biết, tuy rằng trận chiến son phấn đầu tiên đánh thắng Bạch gia, nhưng nàng biết đó là chiếm được cơ hội sống lại sinh tiên tri và do cả Bạch gia coi khinh, từ nay về sau muốn tranh đoạt thuỷ vận với Bạch gia thì còn phải cực khổ nhiều.
Thuỷ vận quan trọng nhất là an toàn, sông nước hơn ngàn dặm bôn tẩu, dọc theo đường đi vô số hiểm trở, có thiên tai, có họa từ con người, nguy hiểm trắc trở, sóng to gió lớn, thủy tặc, nha môn, hơi không lưu ý là thuyền nghiêng lật hàng, thương nhân nhẹ thì chạy mấy năm, nặng thì táng gia bại sản.
Bạch gia kinh doanh nhiều năm, dọc theo đường đi đều đã chuẩn bị quan hệ thỏa đáng, bất kể là quan phủ hay là “hảo hán” trên sông đều sẽ cho Bạch gia mặt mũi, sẽ không làm khó. Người trên thuyền đều là tay già đời chạy thuỷ vận nhiều năm, kinh nghiệm kỹ năng lái thuyền phong phú, vì vậy an toàn vô lo, nhiều năm như vậy chưa bao giờ ra chuyện gì.
Bởi vì danh dự của Bạch gia tốt, an toàn đáng tin cậy, cho nên một nhà độc đại, dần dần thâu tóm mấy đội tàu của nhà khác. Trước khi Quỳnh Nương thành lập đội tàu, thuỷ vận hoàn toàn là thiên hạ của Bạch gia, chỉ có một ít con thuyền lẻ tẻ buôn bán nhỏ làm Bạch gia chướng mắt.
Gọi là cửa hàng lớn khinh khách, bởi vì một nhà Bạch gia độc chiếm nên xuống tay với thương nhân không chút khách khí, phí chuyên chở là bốn phần hàng hoá. Dĩ nhiên nhóm thương nhân tức giận ngứa ngáy, nhưng ngại chỗ dựa của Bạch gia nên cũng chỉ có thể làm theo quy củ của Bạch gia.
Quỳnh Nương thầm cân nhắc đội tàu vừa mới thành lập của mình, thanh danh không có, danh dự cũng không, muốn cướp đoạt số định mức của Bạch gia thì chỉ có thể nghĩ cách trên phí chuyên chở. Tuyên bố với bên ngoài rằng phí chuyên chở hàng hoá trên thuyền giá trị một phần.
Bạch gia cũng phản ứng nhanh chóng, lập tức triệu tập khách hàng lâu năm, nói một đống gì mà đội tàu mới thành lập của Thôi gia không đúng, buông lời ai đến Thôi gia thì sau này đừng mơ tưởng mà tìm Bạch gia vận chuyển hàng hoá nữa. Dĩ nhiên nhóm thương nhân vui vẻ vì phí chuyên chở của Thôi gia rẻ, nhưng cũng không dám đắc tội với con quái vật khổng lồ là Bạch gia, rất ít người tìm tới Thôi gia.
Thôi gia miễn cưỡng kéo một ít việc làm ăn đến, năm con thuyền lớn có hơn phân nửa là trống không. Quỳnh Nương cũng không sốt ruột lắm, thương nhân trục lợi, chỉ cần Thôi gia bình an đi lên, có danh dự, vì để kiếm thêm lợi nhuận ba phần nên dĩ nhiên nhóm thương nhân sẽ đến, nhưng bắt đầu tất nhiên phải mệt một khoảng thời gian. Nàng chỉ lo lắng Bạch gia không tuân thủ quy củ, chơi vài thủ đoạn sau lưng.
Phải biết rằng, bây giờ Thái Tử tiến cử Tào Đức Thắng nắm giữ quân quyền kênh đào hai bờ sông, nếu được Bạch gia bày mưu đặt kế, hắn tìm chút phiền toái cho nàng dễ như trở bàn tay.
Nhưng lí do nàng nhất quyết phải tạo thuyền lại không đủ để nói cho người ngoài.
Chuyện Lang Vương trúng độc đã gõ vang chuông cảnh báo của nàng. Nếu thực sự có một ngày Lang Vương bị hoàng gia bức bách, không còn đường đi, năm con thuyền lớn này sẽ theo gió vượt sóng, đủ để đi trên biển, đến lúc đó dù rời xa quê hương, đến Nam Dương bờ đối diện cũng tốt hơn bị cầm tù nửa đời ở Hoàng Tự, cuối cùng còn rơi vào kết cục mưu phản hành thích vua.
Đương nhiên nàng cũng không thể nói trắng ra, làm ra nhiều thuyền là để thu thập vàng bạc châu báu cho tương lai, thân tín phủ viện dùng khi trốn chạy. Đó là mục đích của làm thuỷ vận, quang minh chính đại tạo thuyền, kiếm chút tiền vốn là được.
Nhưng nàng nghĩ thông, cũng không đại biểu là Bạch gia có thể khinh thường cười nhìn mấy con thuyền lớn trống của Thôi gia.
Mấy ngày nay Bạch thị không ngủ được, đang suy nghĩ nên chèn ép Thôi gia không thấy ánh sáng thế nào.
Nhưng việc này không phải riêng sức lực của Bạch gia là có thể làm được, vì thế, nàng ta mời thân tín đắc lực của Thái Từ, Thượng Vân Thiên Thượng đại nhân tới giúp đỡ.
Bây giờ Thượng Vân Thiên xuôi gió xuôi nước ở Hộ Bộ, một bước lên mây, cũng có chút nghiên cứu với thuỷ vận.
Nghe Bạch thị nói vậy, hắn tâm niệm vừa động, nhớ tới một chuyện cũ.
Mùa đông năm nọ, sau khi trận tuyết lớn qua đi, triều đình phát hiện trên một tốp thuyền hàng có thép tôi, vận chuyển từ phía nam thông qua thuỷ vận hướng bắc.
Bởi vì thép tôi có thể chế thành binh khí, xưa nay đều là vật mà triều đình nghiêm khống, lại còn phát hiện một lượng lớn thép tôi, bởi vậy triều đình tức giận, giam giữ chủ thuyền, lái thuyền và rất nhiều người hầu. Sau này Thượng Vân Thiên điều tra hồ sơ năm đó, biết chủ hàng vận chuyển đó.
Nghĩ vậy, hắn nói với Bạch thị gần đây nếu có hai người bắc địa âm Hồ khẩu liên hệ với Bạch gia vận chuyển hàng hoá thì không đồng ý, dẫn đến Thôi gia.