Trọng Sinh Chi Ôn Uyển

Chương 137: Sự quyết tâm của Hoàng đế




Hạo thân vương bắt đầu nghi ngờ (ông không giống như những người khác luôn chú ý đến chuyện của Ôn Uyển), một Lang nương như vậy làm sao có thể quen biết được Hải Sĩ Lâm. Tốt thôi, tiến hành tra thử một phen thì kết quả lại là thông qua Ôn Uyển mà biết nhau. Chính là lần gặp mặt ở Túy Tương lâu, nên mới có một đoạn công án này đây!
Tuy rằng Hạo thân vương vô cùng ưa thích mỹ nhân này, nhưng thấy sự tình đã bị nháo lớn, còn bị cô gái này quét sạch mặt mũi. Nên nếu cứ hiếu thắng mà nạp về nhà thì mặt mũi ông còn biết để vào đâu. Tiếc rằng, do một số người có tâm làm loạn nên việc huyên náo này đã truyền đến tai hoàng đế.
Hoàng đế hiểu rõ tính tình của Ôn Uyển: “Nha đầu, con có nguốn giúp người ta hoàn thành nguyện vọng hay không?”
Ôn Uyển cười khẽ. Mặc kệ cái người ở phía sau màn kia có âm mưu gì thì nàng cũng rất rõ ràng một điểm. Lang nương là người thông minh không phải nàng ta không biết, nhưng nàng ta đã tương kế tựu kế: Muốn lợi dụng lòng tốt của nàng thành toàn cho nàng ta. Vậy thì nàng sẽ không thành toàn ban thưởng nàng ta cho Hải Sĩ Lâm mà thành toàn cho nàng ta đi làm ni cô. Bởi vì cả hai đường đều có thể cứu nàng ta một mạng nên có lẽ nàng ta nghĩ rằng nàng có khuynh hướng thưởng mình cho Hải Sĩ Lâm làm thiếp. Nhưng tiểu tam là loại nàng ghét nhất, làm sao có thể tặng một tiểu tam cho hắn được. Tuy rằng Hải Sĩ Lâm còn chưa đính hôn, Ôn Uyển cũng không biết cô dâu sau này sẽ là ai? Nhưng nàng không có thù gì với nàng ấy, sẽ không tùy ý giày xéo những nữ nhân khác như vậy.
Tươi cười trong mắt Ôn Uyển lóe lên vẻ nghiền ngẫm thấu đáo: “Nàng ta đã có quyết tâm này, con tất nhiên là muốn giúp người ta hoàn thành ước vọng rồi. Nếu ông chú thực sự không muốn thì đưa nàng ta đến am ni cô đi, thành toàn cho một lòng say mê của nàng ta.”
Hoàng đế cảm thấy kết quả này thật ngoài ý định. Nhưng ngẫm lại thì Ôn Uyển vô cùng chán ghét tiểu thiếp thông phòng nên cũng có thể lý giải.
Hoàng đế càng nghĩ thì lại càng phát sầu. Làm sao có thể bảo đảm quận mã cả đời chỉ có một nữ nhân là nó chứ. Dù là công chúa thì trong lúc mang thai cũng sẽ an bài thông phòng nha hoàn đi thị tẩm (công chúa mà thất thế thì cũng có thể sẽ có di nương). Cho dù bị áp chế, hắn ta có thể nhẫn nại không đi tìm những nữ nhân khác nhưng muốn thực sự toàn tâm toàn ý với nó thì nó yêu cầu quá cao rồi. Vì việc này mà hắn phiền muộn không thôi.
Vì một câu của Ôn Uyển, Lang nương đã phải tiến vào am ni cô.
Mọi người thấy Ôn Uyển đưa Lang nương đến am ni cô liền thổn thức một mảng. Ngàn tưởng vạn tưởng cũng thể không nghĩ tới kết quả này. Mà sau khi chuyện này kết thúc, Hải Sĩ Lâm cũng bắt đầu nghị hôn.
Sau kì Thi Hương thường là cao trào của hôn phối. Những người khảo trúng thì động phòng hoa chúc coi như là song hỉ. Còn những người không trúng thì cũng động phòng hoa chúc an ủi tâm hồn bị tổn thương.
Những người kia thấy Hải Sĩ Lâm bắt đầu nghị thân mà Ôn Uyển quận chúa nửa điểm động tác không có, họ mới hiểu ra chỉ là lo chuyện không đâu. Ôn Uyển quận chúa căn bản không có ý này.
Kết quả người Hải Sĩ Lâm chọn là đích thứ nữ đại phòng của Đông gia, cũng là thế gia như Hải gia. Hai nhà đều là gia đình thư hương môn đệ, không thể tốt hơn nữa rồi. Kỳ thật nếu không phải Hải Sĩ Lâm là trạng nguyên lang, lại thêm mấy đời thế giao thì có chuyện phía trước, còn cả vị quý thiếp kia (biểu muội của Hải Sĩ Lâm), Đông gia chưa chắc nguyện ý gả đích thứ nữ cho hắn.
Dĩ nhiên, phần lớn cũng là nhờ sự tán thành của Lão thái gia Đông gia. Nên Đại lão gia Đông gia cũng chỉ có thể nghe theo thôi. Điều Đông lão thái gia coi trọng nhất ở Hải Sĩ Lâm chính là ổn trọng và nội liễm. Chỉ có người trầm đắc trụ khí (bảo trì bình thản), không hề bị lay chuyển trước mưa sa hay bão táp thì con đường làm quan mới có thể tiến xa được.
Gia phong của Đông gia cũng giống như Hải gia, là tiếng lành đồn xa. Có thể lấy được nữ nhi Đông gia đúng là một mối hôn nhân không thể tốt hơn được nữa rồi.
Tháng mười, Y Mạn quận chúa thành hôn với Từ Trọng Nhiên. Hạo thân vương phi cười đến không ngậm miệng được. Bởi vì Từ Trọng Nhiên đã cam đoan với Hạo thân vương và Hạo thân vương phi. Hắn nhất định sẽ đối tốt với Y Mạn cả đời.
Tuy rằng Y Mạn là quận chúa, là quân, Từ gia là thần, nhưng từ trước đến nay chữ hiếu vẫn đứng đầu, không biết có thể có trở ngại gì hay không ? Nhưng ít nhất cũng không thể để mặc cho người ta sỉ nhục. Hạo thân vương phi vô cùng lo lắng, một gia đình phức tạp như vậy mà Y Mạn lại bị bà giáo dục thành ngây thơ không hiểu chuyện. Nếu không phải thấy các phương diện Từ Trọng Nhiên đều tốt, sợ bỏ lỡ sẽ không thể tìm được người được tốt như vậy nữa thì bà thật sự không nỡ để con gái đến một địa phương phức tạp như thế. Đến một năm này bà mới bão Phật cước (cuống lên mới ôm chân Phật), dốc lòng dạy bảo con mình. Bản tính của Y Mạn đã dưỡng thành rồi rất khó sửa đổi nhưng nghe xong lời nương nói cũng kiên nhẫn học tập. Hiện nay lại nghe được Từ Trọng Nhiên cam đoan với vợ chồng bà nhất định sẽ xuất hết toàn lực đối xử tốt với Y Mạn, lúc này bà mới yên lòng.
Mặc dù Hạo thân vương rất hài lòng đối với lời cam đoan của Từ Trọng Nhiên. Xong, ông lại nghĩ đến một chuyện khác. Nếu như Từ Trọng Nhiên được khôi phục tước vị (đến đời hắn chính là tước vị cuối cùng), dù không muốn thì cũng phải hợp tất cả họ hàng thân thích đến. Đến lúc đó, kiểu gì cũng sẽ náo loạn một hồi. Nhưng thôi, tạm thời cứ để xuống đã.
Thời điểm Y Mạn xuất giá, hồng trang mười dặm. Nghe nói sau khi tân hôn thì ân ân ái ái, ngọt ngọt ngào ngào, chỉ hận không được cứ dính sát lấy nhau. Mọi người trong Tông thất còn đang bàn luận điều này!
Ôn Uyển nghe lời đồn như vậy, lông mày thoáng nhíu lại một chút. Tân hôn ân ân ái ái, ngọt ngọt ngào ngào không phải là rất bình thường ư. Vì sao vào lỗ tai nàng lại thành ra khoe khoang thế nhỉ.
Ôn Uyển nhìn Hạ Ảnh hỏi: “Sẽ không phải đây là tin tức chính Y Mạn quận chúa cố ý rải ra để cho ta hối hận đấy chứ? Hối hận đã đánh mất một chàng rể tốt sao?”
Hạ Ảnh lắc đầu: “Có lẽ không đâu ạ.”
Gương mặt Ôn Uyển lộ vẻ trào phúng, hối hận sao ? Cho dù không có Bạch Thế Niên thì nàng tuyệt đối cũng sẽ không đi tìm Từ Trọng Nhiên. Cứ cho là bỏ qua hết mọi băn khoăn thì hai người đã từng trải qua những việc giống nhau cũng không thích hợp ở cùng một chỗ. Bởi vì trải qua quá mức giống nhau, hơn nữa còn là việc khiến người ta chán ghét không chịu nổi thì không có người nào nguyện ý muốn nhớ lại. Tuy rằng Ôn Uyển không thèm để ý, bởi vì từ trước tới giờ nàng không hề coi người Bình gia thành thân nhân. Nhưng Từ Trọng Nhiên thì không giống vậy. Hơn nữa Từ gia này, Từ Trọng Nhiên nói thì nghe hay lắm, nhưng một đống mẹ kế đệ đệ muội muội kia, tất cả đều là phiền toái. Nàng có thân phận nên không sợ, hoàn toàn có thể trấn áp được họ. Nhưng nếu quả thực nàng gả cho hắn thì chắc chắn là một đống phiền toái. Ôn Uyển không tin, Từ lão gia cưỡng bức Từ Trọng Nhiên, Từ Trọng Nhiên lại dám không thỏa hiệp. Người chân trần không sợ kẻ đi giày (chân trần giẫm lên giày đẹp thì giày dơ, giày đẹp có dẫm lên chân trần thì cũng chẳng sợ dơ hơn => liều, được ăn cả ngã về không). Chính vì hiếu đạo, vì con đường làm quan nên cần phải nén giận. Nếu không, sao nàng phải đợi tới mười năm. Nếu dễ dàng như vậy thì mười năm trước nàng đã đoạn tuyệt quan hệ luôn rồi. Vì xã hội nên không thể không nhẫn. Cho dù lúc trước nàng là quý quận chúa, nhưng một khi bị chụp lên tội danh ngỗ nghịch bất hiếu thì tước vị cũng sẽ bị tước hết. Từ Trọng Nhiên muốn ra làm quan, cũng không dám để thanh danh có tổn hại. Cho nên, cái gánh nặng này, hắn phải đeo đến chết. Ngẫm lại, cái này cũng khiến cho nhiều người buồn bực mà không thể làm gì được a!
Nghĩ tới đây, Ôn Uyển lại liên tưởng đến đến Bạch Thế Niên. Ừm, trên không có trưởng bối, tổ mẫu phụ thân cái gì đấy đều mất hết rồi. Cũng không có mẹ kế, điểm ấy rất tốt. Mẹ kế chính là kẻ buồn nôn nhất a. Hơn nữa còn có đại quản qua cường ngạnh can thiệp xuống, toàn bộ gia tộc đều đã ở riêng. Hiện tại ở trong phủ Đại tướng quân, người nào cũng không có. Thanh tịnh vô cùng. Ừm, đã đạt ba phần yêu cầu gả của nàng.
Ôn Uyển càng nghĩ lại càng thoả mãn. Tận lực đem tai hoạ ngầm lớn nhất nhược hóa, không thèm nghĩ đến nữa. Bằng không, nàng thực sợ cứ nghĩ đến cái tai họa ngầm kia thì sẽ không muốn kết hôn nữa.
Hạ Dao thấy thần sắc của Ôn Uyển liền cười nói: “Quận chúa, thuộc hạ nghe được phong thanh. Hạo thân vương đã đề nghị với Hoàng Thượng khôi phục tước vị cho Trấn Nam Hầu phủ. Đoán chừng năm trước đã có ý này?”
Ôn Uyển mở to con mắt: “Cậu Hoàng đế chịu cho sao? Nhiều tước vị, lại phải chi thêm nhiều khoản đó?”
Hạ Dao bật cười. Không biết quận chúa đã nói với Hoàng Thượng cái gì mà hiện nay trên triều đình tôn trọng tiết kiệm. Không kể đến bên trong như thế nào nhưng ít nhất ngoài mặt thì rất tốt, một mảnh thanh minh.
Hạ Ảnh ở bên cạnh tiếp lời: “Mặc dù phải chi ra thêm một ít tiền bạc. Nhưng Hoàng thượng không muốn sau này bị truyền đi thanh danh cay nghiệt với công thần nên ân điển này Hoàng thượng sẽ cho. Dù sao tước vị này đến đời hắn cũng là cuối cùng rồi.”
Ôn Uyển vui tươi hớn hở mà cười nói: “Cái chuyện thừa kế tước vị này có lẽ là nhờ phong quang của Từ Trọng Nhiên. Thê tử của hắn có lẽ sẽ phải chịu nhiều xui xẻo đây.” Một thái bà bà, hai mẹ kế, lại thêm một đống tiểu thúc dì nhỏ. Có lẽ đến lúc đó Y Mạn quận chúa muốn điên cũng không chừng.
Hoàng đế nghe được thái y nói qua mấy tháng nữa là thân thể Ôn Uyển đã hoàn toàn bình phục thì trong lòng càng thêm lo lắng. Chỉ hận không thể lập tức tìm được một người tốt cho nàng.
Thế nhưng Ôn Uyển lại từ chối, không thèm nhìn qua danh sách trong tay đã ném đi. Vội vàng kết toán sổ sách trong năm với hoạch định kế sách cho năm tiếp theo. Có mở rộng hay không, mở rộng theo hướng nào, nên chuẩn bị cái gì? vấn đề chọn lựa người, điều phối tài chính…Tất cả những điều này đều phải cần nàng đến quyết sách.
Ôn Uyển một mực bận đến tháng mười hai mới giải quyết xong những việc ở đầu tay. Hoàng đế vừa thấy nàng rảnh rỗi thì liền tranh thủ thời gian để nàng chọn chồng. Nhất định phải lấy được chồng trước tuổi hai mươi. Thấy Ôn Uyển vẫn thờ ơ, hoàng đế quả thực tức giận. Hắn không muốn để Ôn Uyển đeo thanh danh không gả ra được. Nên thậm chí còn lấy việc công làm việc tư hạ thánh chỉ, chỉ cần có thể kết thân cùng Ôn Uyển thì sẽ có phần thưởng, còn là trọng thưởng.
Nàng thì đóng cửa, không để người ta vào. Nhiều người nôn nóng hơn nữa cũng chỉ có thể ở bên ngoài thôi.
Ôn Uyển nhận được tin tức, hoàng đế ban tước vị cho Từ Trọng Nhiên, còn ban thưởng cho hắn một tòa nhà. Chỉ có điều tòa nhà này là tòa nhà ngũ tiến.
Tòa nhà Từ gia được ban thưởng này ở bên phải phủ của Y Mạn quận chúa. Chỉ là Hạo thân vương phi nghĩ đến cả nhà kia khó sống chung, con gái lại có chút ngây thơ (tất nhiên, ngây thơ không phải là hồn nhiên, không màng thế sự), nên một mực làm cho Hạo thân vương cũng có ý nghĩ này, xây tường ngăn cách giữa tất cả các cửa hông, chỉ có thể xuất nhập từ cửa chính. Tương đương là hai gia đình tách biệt.
Triều đình Đại Tề, công chúa có phủ công chúa, quận chúa cũng có phủ quận chúa. Tất nhiên, để có phủ quận chúa độc lập, điều kiện cũng rất hà khắc. Đầu tiên, phải là đích nữ Vương tước, đích nữ này phải là đích nữ của chính thất, nữ nhi của kế thê thì không được, tiếp theo, phải có phong hào do hoàng đế ban thưởng, được vào ngọc điệp. Chỉ có như vậy, mới có thể thành. Đương nhiên, nếu có thể vào được mắt hoàng đế, ban thưởng phong hào vào ngọc điệp thì cũng được. Ôn Uyển chính là ví dụ rõ ràng nhất. Nhưng đáng tiếc là người như vậy, Đại Tề thành lập hơn hai trăm năm nay, số lượng đếm cũng chưa hết một bàn tay. Vậy mới thấy, Ôn Uyển may mắn cỡ nào.
Y Mạn quận chúa tháng mười kết hôn, đến tháng mười hai đã có bầu. Được rồi, chuyện này rất đáng giá để chúc mừng. Nhưng tiếc rằng, bất kể bọn họ có hài tử hay chuyện gì thì bên tai nàng vẫn ong ong suốt, không còn tâm trí để quan tâm nữa.
Ôn Uyển không muốn trên lỗ tai cứ phải ong ong suốt, cũng không muốn lại bị người ta làm phiền, nên hôm nay rời giường, thừa dịp trời tờ mờ sáng, vỗ vỗ mông liền chạy đến Ôn Tuyền thôn trang.
Nghe tiếng chuông đêm giao thừa vang lên, hoàng đế phát sầu vô cùng. Qua hôm nay, Ôn Uyển đã mười chín rồi. Nếu không gả thì thực sự thành gái lỡ thì không gả đi được nữa.
Cũng trong giờ phút này, Hoàng đế đã quyết định: trong năm mới, nhất định phải tìm cho Ôn Uyển một người trong sạch, trước hai mươi tuổi, nhất định phải gả được nàng ra ngoài. Ôn Uyển đồng ý là tốt nhất, còn nếu không đáp ứng thì cũng phải đồng ý.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.