Say Mộng Giang Sơn

Chương 475: Xuân thiên lý




Thập Phương Đạo nhân trở thành Tể tướng đương triều, được ban thưởng một tòa phủ đệ.
Tịnh Quang lão ni phụng Thánh chỉ đảm nhiệm chức trụ trì Lân Chỉ Tự, cũng đặc biệt cho phép bà ta thu đồ đệ thụ giới. Có đặc quyền này trong tay, Tịnh Quang lão ni thu đồ đệ có thể giống như Tiết Hoài Nghĩa, không cần thông qua Từ Bộ, quyền bính trong Phật môn rất nặng.
Còn Ma Lặc người Hồ thì khiên tốn hơn, Võ Tắc Thiên chỉ ban cho một khu dinh thự ở cách Lân Chỉ Tự không xa, ban chút người hầu, mệnh Thái Bặc Thự phải nghe theo lời y sai phái. Ma Lặc lấy cớ kỳ tinh kéo mạng, yêu cầu Thái Bặc Thự cung cấp cho y rất nhiều dụng cụ bằng vàng bạc.
Khi đó, vàng bạc còn chưa phải tiền tệ lưu thông, nhưng giá trị cực cao, có thể đổi lấy tiền. Nếu ôm theo vài chục xe tiền đồng thì tương lai sẽ trốn chạy thế nào? Khi đó còn chưa có của cải dễ mang theo như chi phiếu, Ma Lặc chỉ có thể tìm cách tận lực chuẩn bị thêm chút vàng.
Từ khi Võ Tắc Thiên đăng cơ đến nay, quốc lực so với thời Thái Tông và Cao Tông đã thể hiện ra sự yếu nhược, hơn nữa, Tây Vực đang có Lý Hiếu Kiệt xuất lĩnh đại quân thu phục An Tây tứ trấn, tiền tiêu như nước, trong triều có Võ Tam Tư xây dựng Tam Dương cung, Hưng Thái cung, xây Thiên Khu, ngân khố quốc gia lại càng giật gấu vá vai. Nhưng Ma Lặc thiết đàn thi pháp là muốn kéo dài tính mạng cho Nữ hoàng đế, Thái Bặc Thự không dám chậm trễ, chỉ có thể kiệt lực uốn lưỡi, thỏa mãn yêu cầu của y.
Tam tiên sư được Võ Tắc Thiên sủng hạnh, trong triều, những kẻ a dua lập tức leo lên nịnh bợ, mà ngay cả Võ Tam Tư và Võ Thừa Tự cũng muốn đến nhà thăm hỏi, nhất thời, trước cửa hai tòa phủ đệ một tòa am ni của tam tiên sư xe ngựa tấp nập, ba tên bịp bợm giang hồ như cá nhảy Long môn, kết bạn cả triều tím đỏ (quan phục cao quan màu tím, đỏ) và quyền quý Đại Chu.
Dương Phàm cùng sư phụ hắn Tiết Hoài Nghĩa đương nhiên cũng muốn đến nhà thăm hỏi, kết giao với chúng.
Ma Lặc lập tức khoác lác, lừa đảo mình đã gặp kiếp trước của Tiết Hoài Nghĩa, dường như đã từng có một đoạn tình cảm hương khói với Tiết Hoài Nghĩa. Y vẫn cho rằng Tiết Hoài Nghĩa là nam sủng duy nhất của Nữ hoàng, nên khi lão đến y đương nhiên vô cùng hoan hỷ. Mà tên Thập phương đạo nhân và Tịnh Quang lão ni cũng có tâm tư như vậy, nên trong khắp triều văn võ, ba vị tiên sư này giao hảo nhất với Tiết Hoài Nghĩa.
Tin tức truyền tới tai Trương Xương Tông và Trương Dịch Chi, hai người càng thêm oán phẫn. Chỉ có điều, hiện tại tam tiên sư gánh vác nhiệm vụ kéo dài tính mạng cho Nữ hoàng, trách nhiệm trọng đại, cực kỳ được sủng ái, với địa vị của Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông trong lòng Võ Tắc Thiên, cả hai cũng không dám chửi loạn, đành phải nín nhịn, mưu đồ thời cơ.
Cùng lúc đó, âm mưu nhằm vào Ngự Sử Đài đã bắt đầu.
Ban đầu, là do một Chủ bộ tên Trang Kỳ Khải ở Vạn Niên huyện dâng tấu buộc tội Huyện úy Trường An Nghê Tân.
Đây là thủ đoạn mà các quan lại thường dùng để đả kích đối thủ. Bình thường đều là dùng quan viên chức vị thấp kém làm lính tốt, mục tiêu tấn công là một tiểu quan cấp dưới, tội danh cũng không lớn lắm. Lần tấn công này, ngay từ đầu cũng có thể khiến cho đối thủ tê liệt, mặc khác, nếu đối phương cảnh giác, phát động phản kích mãnh liệt, tình thế đổi chiều bất lợi với phe mình, các đại lão chưa xuất thủ có thể lợi dụng thân phận siêu nhiên mà thu thập tàn cuộc.
Ngự Sử Trung thừa Lai Tuấn Thần là người Trường An, vài tâm phúc được cất nhắc cũng là mấy tên lưu manh vô lại trà trộn, đó là nơi y phát tích, nên Trường An là nơi căn cơ thứ hai của Ngự Sử Đài sau Lạc Dương. Huyện úy Trường An Nghê Tân chính là người của Ngự Sử Đài.
Nhưng người nối nghiệp Ngự Sử Đài này, sự nhạy bén về chính trị quả thật kém xa. Thực ra Vạn Quốc Tuấn cũng mơ hồ cảm giác được có chút không ổn, nhưng lúc này, tố chất lãnh đạo thiếu hụt của y đã bại lộ không thể nghi ngờ. Trong sự phản ứng của các Ngự sử, Vạn Quốc Tuấn rất nhanh đã ném dự cảm bất an của mình lên chín tầng mây, cho rằng chút phong ba phát sinh ở Trường An này chỉ là một sự kiện độc lập.
Chủ bộ Vạn Niên huyện Trang Kỳ Khải chỉ là một tiểu quan trong bát phẩm tại địa phương, sở cáo Huyện úy huyện Trường An Nghê Tân cũng chỉ là một tiểu quan trong bát phẩm, trên triều căn bản không ai chú ý, thuận lợi được chuyển đến Lại bộ, Lại bộ điều tra một hồi, từ một loạt vấn đề chấp pháp mà Trang Kỳ Khải buộc tội Nghê Tân, phát hiện ra rất nhiều hành vi phạm pháp loạn kỷ, tham ô nhận hối lộ - đây không phải vấn đề mà cơ quan hành chính này có thể giải quyết.
Vì thế, hồ sơ chuyển đến HÌnh bộ, đương nhiên Hình bộ phải giao cho Hình Bộ Ti phụ trách. Có Trần Đông suy nghĩ kín đáo, và các pháp quan thành thạo pháp luật kỷ cương, lột tơ rút kén, rất nhanh, công bố khắp thiên hạ một loạt hành vi trái pháp luật của Nghê Tân. Hình ảnh mấy năm qua Nghê Tân ở Trường An chấp hành khốc pháp, nghiêm hình bức cung, tạo nên hàng loạt án giả án sai, máu chảy đầm đìa hiện lên trước mắt tất cả mọi người trong thiên hạ.
Nghê Tân sụp rồi, Trường An huyện có vài hộ khổ chủ bị Nghê Tân hại cho nhà tan cửa nát một đường ăn xin tới tận Kinh thành, quỳ trước đai môn Ngự Sử Đài cáo trạng.
Ngự Sử Đài có Tả đài và Hữu đài, Tả đài phụ trách đôn đốc bách quan trong Kinh, Hữu đài phụ trách đôn đốc quan lại các phủ các huyện, chuyện này phải do Ngự Sử Hữu đài quản.
Vốn ban đầu Ngự Sử Hữu thừa là Ngụy Nguyên Trung, bị Lai Tuấn Thần mưu hại hạ ngục, vô tội ra tù, lại bị triều đình e dè thể diện, bị Võ Tắc Thiên sung quân. Ngự Sử Hữu đài và Tả đài từ đó thề không đội trời chung, nhưng Tả đài thế lớn, bọn họ cũng không có biện pháp gì.
Hiện giờ án này rơi vào tay Ngự Sử Hữu đài, các Ngự Sử của Hữu đài như nhặt được chí bảo, nhất là khi họ vừa nhận án, cảm động hứa hẹn vì dân làm chủ, dân Trường An chạy nạn lập tức như ảo thuật mà đưa lên cho họ mấy vạn dân tán, lại góp tiền làm ra một tấm bảng lớn “Gương sáng treo cao”, quỳ gối trước nha môn, xin Thanh thiên đại lão gia nhận lấy.
Phương đài Ngự Sử môn thanh nhàn đã lâu, hôm nay kích động như có chọi gà. Hôm sau, tấu chương buộc tội như tuyết rơi trên bàn Võ Tắc Thiên. Không cần mục đích, không cần căn cứ, ba ngày sau, Đãi Ngự Sử thuộc Ngự Sử Hữu đài Sở Mặc Hiên dẫn đầu, toàn thể Ngự Sử Hữu đài ký tên, dâng lên Võ Tắc Thiên một bản ”Vạn ngôn thư”.
Trong “Vạn ngôn thư” liệt kê từng ác quan, cung thỉnh Thiên tử hoãn hình dụng nhẫn, thi hành nền chính trị nhân từ. Trong “Vạn ngôn thư”, bọn họ còn cố ý nhắc tới “Cấm đồ lệnh”, chuyện thi ân thiên hạ vạn vật sinh linh của Hoàng đế. Hoàng đế có thể thi ân với gà vịt cá chim, lệnh khắp thiên hạ không được sát sinh, chẳng lẽ không thể từ bi với con dân Đại Chu bán mặt cho đất bán lưng cho trời, nuôi dưỡng Hoàng gia và triều đình sao?
Các ác quan Ngự Sử Tả đài hậu tri hậu giác cuối cùng cũng phát hiện ra tình hình đã không hợp lý, bọn họ còn chưa nghĩ ra nên ứng phó thế nào, đã có Hữu Bổ Khuyết Viên Tĩnh Cương dâng sớ lên Thiên tử, cho rằng Tần Nhị thế chết đi nguyên nhân chính là tuấn hình khắc nghiệt, Đại Chu lấy đó mà làm gương, Võ hậu làm cách mạng lập nên Đại Chu, nhân tâm thiên hạ đã định, hẳn là nên khoan hồng.
Cái tên Bổ khuyết này là ý là “Thập di bổ khuyết” , chính là tìm chỗ khuyết để bổ sung vào, chiêu nạp vật bị thất lạc, thảo luận triều đình được và mất để khuyên nhủ Hoàng đế. Viên Bổ Khuyết vừa ra, chuyện đã không còn là chuyện nội bộ Tam pháp tư nữa, cũng không chỉ trên phương diện pháp luật, mà trực tiếp đã liên quan đến con đường chính trị.
Chư vị Tể tướng Chính Sự Đường rất đồng tình với Viên Bổ Khuyết, lấy Lý Chiêu Đức dẫn đầu nhóm Tể tướng liên danh đồng ý, tấu xin Thánh tài. Trước kia, đối với những tấu chương trì hoãn khổ hình, thi hành chính trị nhân từ, Võ Tắc Thiên luôn không nghe không hỏi, nhưng lần này cả triều văn võ hùng hổ, ngay cả các Tể tướng Chính Sự Đường cũng đồng thanh ủng hộ, bà ta không thể ngoảnh mặt làm ngơ.
Võ Tắc Thiên rất nghiêm túc xem phần tấu chương này, truyền khẩu dụ, do Thượng Quan Uyển Nhi nhuận sắc, lệnh Chính Sự Đường đốc thúc, Ngự Sử Hữu đài chấp hành, phúc tra từng án mà Ngự Sử Tả đài đã xử.
: Xuân thiên lý
Ngự Sử Hữu đài rốt cuộc đã có cớ và quyền làm khó Ngự Sử Tả đài, nhất thời ngay cả các Ngự Sử đang ốm bệnh xin nghỉ, vì già nua mà treo cái chức quan nhàn tản không làm việc cũng chạy về nha môn.
Bọn họ ngày tiếp nối đêm không ngừng nỗ lực, gần một tháng đã sửa lại tổng cộng hơn tám trăm án sử sai sử oan, án hiện đang nghiêm hình bức cung nhận tội trái lương tâm, nhất thời cả triều dã chấn động. Ngự Sử Đài bị liên hoàn cước đánh tới ngất xỉu rồi, không kịp phản ứng gì cả.
Không nhìn con số không biết, chẳng ai ngờ Đại Chu lập quốc mới vẻn vẹn mấy năm một tháng đã có nhiều án oan án giả như vậy, mỗi án đều liên lụy tới hơn mười đến trên trăm phạm quan, từng phạm quan đều có vài chục đến hàng trăm thân nhân chịu liên lụy, bị đi đày làm quan nô, còn có vô số người hầu đều có gia đình riêng, nếu đề cập đến quan nô và dân chúng quả thực vô số kể.
Võ Chu tựa như một cái chum tương, bề ngoài được mặt trời chiếu sáng bóng loáng, thoạt nhìn như một khối hổ phách quý báu, dưới ánh mặt trời rạng rỡ sáng lên màu vàng óng ánh, hiện giờ bị người ta một gậy chọc tung, mùi tanh hôi mới tràn ra, thối tới mức không ai thở nổi.
Mùa xuân đến.
Trong Kim Cốc viên, hoa đào, hoa hạnh, hoa mận và vài loại hoa dại không biết tên tranh nhau đua sắc, dệt nên biển hoa từng mảng đỏ hồng trắng xanh như một đám mây nhiều màu. Nơi này là khu biệt thự của các bậc quyền quý, đồng ruộng xa xa, mùi phân bón tanh hôi chẳng đưa được tới đây, khắp lâm viên ngào ngạt hương thơm.
Trong biển hương, Dương Phàm đứng dưới một gốc thụ, trước mặt là một hán tử phục sức giống như để đi xa, trên người đeo chéo một cái bao, tay nắm dây cương, cuối đầu dây là một con tuấn mã cường tráng. Giọng nói Dương Phàm hơi trầm thấp:
- Di thể Xuân phu nhân, Hắc Xỉ gia không rời đi an táng ở phần mộ tổ tiên mà an táng ngoài ngoại ô Kinh thành sao?
Câu trả lời của hán tử kia khiến cho ánh mắt Dương Phàm cũng trầm xuống.
Tuy án sai trước kia của Hắc Xỉ Thường Chi vẫn không sửa lại, nhưng lời đồn oan khuất đã mơ hồ đồn khắp dân gian, vì làn gió nghiêm trị ác quan lần này, án của Hắc Xỉ Thường Chi cuối cùng cũng được sửa lại, Chu Hưng đã chết lại thêm một tội danh.
Đại sứ Kinh lược Hoài Viễn quân, Hữu Võ Uy Vệ Đại Tướng quân, Yến Quốc công Hắc Xỉ Thường Chi trầm oan đắc tuyết (oan khuất sáng như tuyết), được truy tặng Tả Ngọc Câm Vệ Đại Tướng quân, khôi phục phong tước, long trọng an táng. Dương Phàm hỏi được địa điểm sẽ đem địa điểm mai táng thi thể Xuân Nữu Nhi lúc sinh nở đã mổ bụng lấy con thông qua người của Triệu Du chuyển cáo cho phu nhân của Hắc Xỉ Thường Chi vừa mới ra tù.
Trước đó, trừ Xuân Nữu Nhi, người nhà Hắc Xỉ Thường Chi đều bị bắt lại, nhưng vì Hắc Xỉ Thường Chi vừa vào ngục đã bỏ mạng bất thường, quan chức y lại rất cao, thân là tướng lĩnh cao nhất biên quân Đại Đường, cái chết của y đã khiến cho triều đã phải chú ý. Trong tình huống này, Chu Hưng sẽ không hãm hãi người nhà y nữa, nên tuy vẫn nhốt bọn họ trong ngục, nhưng sinh mạng đã được bảo đảm.
Hiện giờ án của Hắc Xỉ Thường Chi được sử lại, người nhà đều được thả ra, con trai chính thất phu nhân của Hắc Xỉ Thường Chi tên Hắc Xỉ Tuấn, được bổ nhiệm làm Hữu Báo thao Vệ Dực phủ Tả Lang tướng hữu danh vô thực, lĩnh một phần bổng lộc, coi như đền bù.
Dương Phàm báo tin cái chết của Xuân Nữu Nhi cho Hắc Xỉ gia, hắn biết Xuân Nữu Nhi nhất định hy vọng có thể được chôn cất trong phần mộ gia tiên Hắc Xỉ gia, còn về phần được chôn chất chung một chỗ với Hắc Xỉ Thường Chi chỉ là hy vọng xa vời - không phải chính thất thì không có được tư cách này.
Nhưng hắn thật không ngờ, phu nhân Hắc Xỉ Thường Chi sau khi phái người sau khi di hài của Xuân Nữu Nhi từ trong hầm mộ, đã mua một miếng đất nơi chôn cất nông phu trên một ngọn núi thấp ngoài ngoại ô mà chôn cất nàng. Nấm mồ nho nhỏ, ngay cả mộ bia cũng không có, vẫn là Dương Phàm phái người đi sắp xếp biến nó thành một nấm mồ cũ kỹ, khi đó, để có thể nhận ra, cũng đã để lại ký hiệu.
Sau khi nghe thủ hạ báo tin, tâm tình Dương Phàm rất không tốt, nhưng với chuyện này hắn bất lực. Xuân Nữu Nhi sống là người Hắc Xỉ gia, chết là quỷ Hắc Xỉ gia, hết thảy mọi thứ thuộc về nàng, chính thất phu nhân của Hắc Xỉ Thường Chi đều có quyền quyết định. Nếu nàng còn sống, mà Hắc Xỉ Thường Chi đã chết, chính thất phu nhân của y muốn bán nàng cho kẻ khác làm nô tỳ như hàng hóa cũng là hợp pháp, người ngoài không có quyền can thiệp.
Dương Phàm băn khoăn đến cảm thụ của Đóa Đóa cô nương, không để cho Triệu Du nói nơi ở hiện tại của Đóa Đóa và Tiểu Thất cho người Hắc Xỉ gia. Hắn nghĩ, nếu người Hắc Xỉ gia biết đứa nhỏ lưu lạc đến tận Tây Vực này, sẽ nói cho Hắc Xỉ phu nhân, nhưng có lẽ người ta nghe xong cũng không hỏi một tiếng.
Dương Phàm buồn bã nhìn cây lê trước mắt, hoa lê trắng như tuyết, phiêu phiêu như mây như sương, mơ hồ dường như hắn nhìn thấy trong tầng hầm trữ lương tối đen đó, bên ánh đèn dầu nhỏ như hạt đậu, thấy được nữ tử dũng cảm mổ bụng lấy con…
Dương Phàm lắc đầu, lắc đi chút mênh mông sương vụ trong mắt, nói với thủ hạ:
- Ngươi đi đi, tới Lũng Hữu, gặp Đóa Đóa, nói với nàng, nếu nàng muốn cho Tiểu Thất nhận tổ quy tông thì đưa đứa nhỏ quay về, ta sẽ báo chuyện của Xuân Phu Nhân lên triều đình giúp nàng, thỉnh Hoàng đế gia khen thưởng, cũng xin cho Tiểu Thất một chức quan. Phụ thân nó tước vị tới Quốc Công, cũng nên có huân vụ quan võ đấy. Còn về phần người Hắc Xỉ gia, ta mặc kệ, ta không quan tâm!
Người nọ đáp ứng, hắn lại nói:
- Ngươi đừng đi vội. Trước hết tìm thợ đá làm mộ bia dựng trước mộ Xuân phu nhân. Nếu bọn họ không muốn quay về Hắc Xỉ gia, sau này khi hiến tế Xuân phu nhân, ít nhất… cũng có thể tìm được….
Người nọ gật gật đầu, lại ôm quyền thi lễ với Dương Phàm, quay mình lên ngựa, rất nhanh đã biến mất trogn rừng hoa.
Dương Phàm thở dài, nhìn theo bóng con ngựa đã biến mất thật lâu…
A Nô vén một bụi hoa dại rực rỡ khe khẽ đi tới sau lưng hắn, cành hoa lay động sau lưng. Nàng vẫn một thân áo xanh mũ quả dưa, như một hầu nam tuấn tú, nhưng ngay cả rừng hoa rực rỡ kia cũng không đua lại được phong thái lệ sắc của nàng.
Dương Phàm không quay đầy lại, trầm mặc thật lâu, chỉ nhẹ nhàng nói:
- Nữ nhân của trong nhà ta không phân biệt lớn nhỏ, sau trăm tuổi nhất định phải hợp táng cùng một chỗ.
A Nô khẽ cười liếc hắn, không nói gì.
Tuy không quay đầu lại, nhưng dường như hắn biết phản ứng của nàng, cô đơn cười cười, lại bổ sung:
- Người không nhìn được xa, tất có lo gần. Con ta vừa ra đời, ta sẽ lập thêm nhiều quy củ. Nếu nó không nghe lời lão tử thì chính là bất hiếu, tương lai tổ từ cũng không cho nó vào!
A Nô há miệng, muốn đâm cho hắn một câu:
- Người ta còn chưa đáp ứng gả cho ngươi đâu. Nghĩ đi đâu vậy hả?
Nhưng không hiểu sao, lời nói dâng lên đến miệng lại nuốt về, nhìn bóng lưng Dương Phàm ánh mắt nàng lại trở nên ôn nhu, ngay cả giọng nói của nàng cũng dịu dàng như gió xuân:
- Yến hội đã mở, Hoài Nghĩa đại sư và ba vị thần tiên sống kia đang tìm ngươi đó!

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.