Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 743.2: Chiến thắng chi đạo (3-6)




Sau khi yến hội kết thúc, Thẩm Mặc gọi Tam Xích tới phân phó vài câu, sau đó mời Bàn Thạch Công, còn có mấy vị tông lão Xa tộc đến thư phòng dùng trà.
Thẩm Mặc đi đến phía sau thay y phục, thị vệ dâng lên trà cũng lui xuống. Thừa dịp cơ hội này, mấy vị tông lão vội vàng hỏi Bàn Thạch Công:
- Thạch công, hắn gọi chúng ta qua đây làm gì?
- Nghe thử chẳng phải sẽ biết...
Còn chưa biết trong hồ lô của Thẩm Mặc rốt cuộc bán thuốc gì, Bàn Thạch Công không dự định lãng phí nước bọt với họ.
- Kệ hắn nói gì, phát xuống lương thực mới là quan trọng nhất. - Các tông lão ngươi một lời ta một tiếng nói: - Bàn Thạch Công, đợi lát nữa kinh lược đại nhân vừa đến, ông nói với hắn đưa lương thực cho chúng ta trở về đi.
Bàn Thạch Công gật đầu, ý bảo mọi người chớ có lên tiếng, quả nhiên chẳng mấy chốc, chợt nghe được tiếng bước chân vang lên, sau đó thị vệ trưởng của Thẩm Mặc nói:
- Mời chư vị chờ ở thư phòng một chút, đại nhân lát nữa sẽ ra.
Đang nói thì cửa mở ra, đi vào năm người trung niên quần áo chỉnh tề, tay chân nhanh nhẹn. Tam Xích nói với đám người Bàn Thạch Công:
- Đây cũng là khách nhân ngày hôm nay.
Mấy người sau khi vào bèn nở nụ cười ôn hoà với bọn Bàn Thạch Công, Bàn Thạch Công chỉ gật đầu, cũng không tiếp lời.
Tam Xích an bài khách nhân ngồi xuống, song phương vừa lúc ngồi một bên một hàng ghế, đông tây chiêu mục mà ngồi.
Dâng trà cho khách nhân mới tới xong, bọn Tam Xích lại lui xuống, hai nhóm khách nhân còn lại thì mắt to trừng mắt nhỏ. Khách nhân sau muốn bắt chuyện một chút, bất đắc dĩ vài lần dẫn chuyện nhưng vẫn không nhận được sự đáp lại, đành phải xấu hổ im lặng, tràng diện có hơi xấu hổ.
Kỳ thật Bàn Thạch Công cũng đang lặng lẽ đánh giá đối phương, chỉ nhìn một nhười đeo nhẫn Mặc ngọc trên ngón tay, liền biết đây đều là đại tài chủ. Lại nhìn khí chất khôn khéo lão luyện của họ, chắc hẳn không phải là người đọc sách, mà là các thương nhân. Ông ta liền mở miệng hỏi:
- Bằng hữu đây làm buôn bán?
Mấy người liền cùng nhau gật đầu:
- Ngài quả là có ánh mắt, chúng tôi quả thật là thương gia.
- Làm buôn bán gì? - Bàn Thạch Công trong lòng mấp máy, tiếp tục đề ra nghi vấn.
- In nhuộm. - Trong đó một người tướng mạo anh tuấn, tuổi tác hơi nhỏ, cũng chính là nam tử đeo Ban chỉ thay đồng bạn đáp: - Chúng ta đều làm in nhuộm.
- In nhuộm?
Bàn Thạch Công có chút thất vọng, cái này có can hệ gì với Cán Nam đâu.
Mấy người thương nhân cũng không phải thủ lĩnh của chuyến này, cũng không dám nói lung tung, thấy đối phương không có hứng thú nói chuyện nữa nên cũng không lên tiếng.
Đôi bên ngồi im một hồi thì tiếng cười của Thẩm Mặc vang lên từ sau bình phong:
- Để mọi người phải đợi lâu rồi.
Hai nhóm người vội vàng đứng dậy nghênh đón, thấy Thẩm Mặc đã thay bằng một bộ trường bào bằng vải bông xanh đen có in chìm hoa, càng có vẻ phiêu dật xuất trần hơn người. Y không phải đi ra một mình, mà dắt tay theo một lão già có vẻ phúc hậu, tóc hoa râm, hai người bộ dạng thân mật xuất hiện ở trước mặt mọi người.
Thẩm Mặc ôn hoà mời mọi người ngồi xuống, lão giả kia ngồi xuống thủ vị bên trái, vừa lúc đối diện với Bàn Thạch Công, hiển nhiên là đầu não của các thương nhân.
Thẩm Mặc đã ngồi xuống thủ vị, mặt đầy tươi cười nói với Bàn Thạch Công:
- Thạch công, vị này chính là Nguyễn hội trưởng của thương hội Huy Châu, hiệu trưởng công tiên sinh.
- Trưởng công. - Bàn Thạch Công cung kính chào hỏi: - Bàn Thạch có lễ.
Lão giả kia mỉm cười hoàn lễ:
- Ngài đây chắc là Bàn Thạch Công đại danh đỉnh đỉnh rồi?
Mặc dù ông ta là một thương nhân, nhưng khí độ ung dung, cử chỉ rộng lượng, rất khó không khiến người khác tâm sinh thân cận, ngay cả Bàn Thạch Công cũng lần đầu tiên cười nói:
- Người sơn dã thì có danh khí gì, nhưng ngài đây là hội thủ của một trong tam đại Thương Bang, đó mới là đại danh đỉnh đỉnh đấy chứ.
- Chẳng qua là làm chút chuyện cho đồng hương mà thôi.
Nguyễn hội trưởng khiêm tốn cười cười, lại nói với Thẩm Mặc:
- Nhờ có đại nhân an bài cơ hội lần này, mới có thể nhìn thấy Bàn Thạch Công cùng chư vị tộc trưởng.
Tràng diện vĩnh viễn sẽ không vắng vẻ tôn giả.
- Nếu mọi người biết nhau rồi. - Thẩm Mặc cười gật đầu nói: - Vậy ta sẽ đi thẳng vào chính đề.
Y nói với Nguyễn hội trưởng:
- Trưởng công, lần này các vị thiên lý đến đây, khẳng định là chuyến đi này không tệ. Vấn đề lớn vẫn làm phức tạp các vị ta rốt cuộc tìm được con đường giải quyết rồi.
※※※
Trưởng công tiên sinh này tự Lương Thần, tên là Nguyễn Bật, quả thật là một nhân vật không thể không nói. Ông ta sinh trong năm Hoằng Trị tại Huy Châu huyện Dục, trong một gia đình tiểu địa chủ, đọc qua sách, học qua y, sau đó xin phụ thân một khoản tiền, nói là muốn "buôn bán tứ phương", sau khi trải qua ngăn trở thất bại, rốt cuộc tại Vu Hồ đã tìm được mục tiêu nhân sinh của mình.
Bởi vì ông ta phát hiện Vu Hồ là một địa phương của thành tựu sự nghiệp. Đầu tiên vị trí địa lý ở đây hết sức ưu việt, có giao thông thủy lộ thông suốt, vả lại nằm ở điểm trung tâm của mấy trung tâm kinh tế quan trọng như Nam Kinh, Tô Châu, Hàng Châu, Hợp Phì, là một đầu mối then chốt của giao thông thuỷ bộ cực kỳ quan trọng, không chỉ có giao thông phát triển, hơn nữa tình hình thị trường linh thông, hoàn toàn có đủ tiền cảnh rộng lớn để phát triển làm "Trường Giang cự phụ, Hoản chi trung kiên".(Hoản tên gọi khác của tỉnh An Huy, Vu Hồ thuộc An Huy)
Càng quan trọng là, ở đây ông ta đã tìm được sự nghiệp của mình -- Hách đề. "Hách đề" là thế nào? Tương truyền là một loại giấy mỏng năm đó tỷ muội Triệu Phi Yến tạo ra, sau Đường Tống liền được coi như cách gọi thay cho giấy nhuộm màu.
Ngay lúc đó Vu Hồ đã là trọng trấn của ngành nhuộm của Minh triều, nhưng vẫn còn chưa có người kinh doanh ngành nghề giấy nhuộm màu. . . Chủ yếu là bởi vì thứ này không phải là nhu yếu phẩm của cuộc sống, mà là vật đề cao phẩm chất cuộc sống, cho nên sau khi hưng thịnh tại Đường Tống thì vẫn mai danh ẩn tích. Mà mấy đời hoàng đế sau khi quốc triều thành lập đều tôn trọng tiết kiệm, quốc gia cũng đang ở trong giai đoạn khôi phục, cho nên trong một đoạn thời gian rất dài "Hách đề" cũng không có thị trường, mãi đến trong năm Gia Tĩnh.
Nhưng Nguyễn Bật đã nhạy cảm phát hiện đối với sự biến đổi của thị hiếu xã hội, ông ta cảm nhận được, trào lưu của xã hội đã xảy ra thay đổi rất lớn, dần dần chuyển sang tôn trọng xa hoa lãng phí. Loại trào lưu này thể hiện trước tiên ở các phương diện ăn, mặc, ở, đi lại. Lúc lập quốc mỗi tục lệ mà Thái tổ hoàng đế định ra không ngừng bị đột phá, bị đi quá giới hạn. . . Tỷ như nói tại phương diện y phục, lúc đầu chỉ có sĩ phu mới có thể đội nón ngõa lăng, sớm trở thành trang phục lưu hành của tiểu dân phố phường, đào kép, kỹ nữ khắp người là lăng la, đầu đầy châu ngọc, thái giám bên trong cung đình đều mặc vào mãng y. Những người này đặt ở quốc sơ đều phải rơi đầu, nhưng hiện tại, ngay cả Ngự sử đều quen thói, ngay cả hoàng đế nhìn cũng không để bụng, xem một chiếc lá biết mùa thu, chỉ cái này thôi đủ biết thế đạo đã triệt để thay đổi.
Nguyễn Bật nhạy cảm nhận thấy được, yêu cầu của mọi người đối với chất lượng cuộc sống sẽ càng ngày càng cao, rất nhiều thứ tại vài chục năm trước còn không người hỏi đến, giờ thì đã có tiền cảnh về thị trường vô cùng tốt. Vì vậy ông ta bán hết gia sản, mở một xưởng nhuộm giấy màu sản xuất hách đề.
Sau khi Hách đề nhuộm ra, bán thế nào lại là một vấn đề. Nhưng ông ta sớm xem trọng địa phương để khai hỏa phát pháo đầu tiên -- Nam Kinh! Nơi Lục triều kim phấn, có hằng hà danh kỹ đào kép, văn nhân mặc khách, đương nhiên là thị trường tốt nhất của hách đề rồi. Hơn nữa càng quan trọng là, toàn quốc lưu hành nhìn Nam Kinh, ở đây hưng khởi cái gì, lập tức mỗi thành thị chính sẽ hưng khởi theo, rồi cứ từng cấp truyền xuống. Chỉ cần khai phá được thị trường Nam Kinh, thị trường toàn quốc cũng đều nắm giữ trong tay.
Kết quả không ngoài sở liệu, thu lợi rất nhiều, vả lại tên tuổi đã gầy dựng thành công, đơn đặt hàng cần mua các nơi tới như tuyết rơi, đã vượt quá một xưởng của Nguyễn Bật có thể sản xuất, mặc dù ông ta đang cực lực mở rộng, nhưng vẫn không thể thỏa mãn nhu cầu thị trường.
Lúc này các công trường in nhuộm khác thấy thế cũng đều chuyển sang sản xuất hách đề, vả lại không chỉ vùng Vu Hồ, các tỉnh còn lại phàm là có sản nghiệp nhuộm đều thấy lợi mà dựng lên, cùng vui vẻ sản xuất, thoáng cái sản lượng bạo tăng, cạnh tranh hết sức tàn khốc, dần dần lợi nhuận giảm xuống, thậm chí không còn lợi nhuận.
Nhưng sinh ý của Nguyễn Bật vẫn phát triển không ngừng, bởi vì ngoại trừ ưu thế đi đầu, ông ta còn nắm giữ một kỹ thuật đặc biệt, gọi "Vạn niên hồng". Đó là một loại giấy viết màu đỏ thắm, nó tiên diễm vô cùng, vĩnh viễn không phai màu, xưởng khác căn bản không thể mô phỏng theo. Vạn niên hồng cũng trở thành thương hiệu trong hách đề, rất được tán dương, tiếng tăm khắp thiên hạ, vượt ra cả hải ngoại.
-o0o-
Đám người Bàn Thạch Công trở nên trầm mặc, trong ánh mắt giao lưu lẫn nhau cũng tràn ngập kinh khủng và lo lắng, quan quân quả thật long trời lở đất rồi, không còn nhiễu dân gây chuyện nữa, không còn lỏng lẻo buông thả nữa, mà trở nên quân kỷ nghiêm minh, quân dụng nghiêm chỉnh, những biến hóa tích cực này khẳng định sẽ sản sinh ảnh hưởng rất lớn đối với thế cục của Cán Nam.
Trên mặt Bàn Thạch Công lộ ra vẻ suy nghĩ sâu xa, nghi thức phía sau ông ta hoàn toàn không để tâm, con mắt của ông ta nhìn chằm chằm vào bóng lưng của Thẩm Mặc, suy nghĩ về người thanh niên thần kỳ này. Sao lại thần kỳ như vậy, có thể đem một nắm cát rời rạc, nhanh chóng nặn lại thành một cục chứ? Chỉ dựa vào bản lĩnh này, trong lòng ông ta liền hiểu rõ -- mấy tên cuồng vọng Lại Thanh Quy, Tạ Doãn Chương này sẽ không phải là đối thủ của y.
Như vậy thì có cần điều chỉnh sách lược đối với quan phủ không? Mãi cho đến khi nghi thức kết thúc, mọi người được mời trở lại phủ Kinh lược tham gia yến hội ăn mừng chiến thắng, Bàn Thạch Công mới có được chủ ý: trước tiên cứ xem rồi tính tiếp, nhưng tận lực đừng có đắc tội với y, ngày sau cũng dễ gặp lại. Yến hội bày tại hậu viện phủ Kinh lược, nhưng hành dinh tạm thời này quá chật hẹp, trong phòng căn bản bày không được nhiều bàn, nên phải bày ở tại viện tử. Tổng cộng 25 bàn, mỗi bàn 10 người, tất cả đều ăn uống dưới ánh mặt trời, cũng may ánh nắng mùa thu không gắt, nắng chiếu lên người còn rất ấm áp, còn thoải mái hơn nhiều so với ở trong phòng.
Vì tiêu trừ ngăn cách, Thẩm Mặc cố ý an bài thứ tự chỗ ngồi, mỗi một bàn đều có văn có võ, có Sơn Cáp có Khách Gia, để cho họ ngồi đan xen nhau, cũng trước đó dặn dò các quan văn võ liên can, phải đem tiệc rượu này trở thành nhiệm vụ, ai có thể làm bầu không khí được hòa hợp, cùng đối phương kết giao bằng hữu, người đó sẽ lập công, nếu ngược lại, chờ ăn hèo đi.
Có Thẩm Mặc an bài trước, văn võ tham gia yến hội tự nhiên sẽ không làm bất hòa với các lão nhân Xa tộc bên cạnh, còn phải thử liên hệ với họ, để xem có thể hoàn thành nhiệm vụ của đại nhân hay không. Mà với các tông lão Xa tộc thì, mặc dù tại bản tộc có địa vị cao thượng, nhưng được uống rượu trên cùng một bàn với các vị đại quan lão gia này vẫn là lần đầu tiên khai thiên tích địa, quả thật có chút thụ sủng nhược kinh, bởi vậy cũng dè dặt nhận lời.
Tuy nhiên rượu là một thứ tốt để kéo gần quan hệ, kính nhau vài vòng, vài ba ly vào bụng rồi, mặt người nào người nấy cũng đỏ bừng, bất luận thân phận, đều bắt đầu xưng huynh gọi đệ, bầu không khí dần dần trở nên náo nhiệt.
Chủ bàn bày bên trong ngôi đình nghỉ mát ở đông viện, Thẩm Mặc để Bàn Thạch Công ngồi ở bên cạnh mình, các tổng binh tuần phủ tiếp khách. Bàn Thạch Công là người có kiến thức, tự nhiên minh bạch cả bàn quan bào ửng đỏ này có ý nghĩa là gì, những đại nhân vật bình thường đều không thấy được này không ngờ lại ngồi ở bên phải tiếp chuyện với mình, điều này làm cho ông ta khó mà hưởng thụ nổi, ngồi đó mà như đứng đống lửa.
Thẩm Mặc nhìn ra ông ta không được tự nhiên, y chỉ tay vào trong viện cười nói:
- Bàn Thạch Công, ngài xem, họ đều bắt đầu uống rượu rồi, có phải chúng ta cũng nên thả lỏng chút không.
Theo ngón tay chỉ, Bàn Thạch Công thấy được các tông lão đã hoà mình với quan phủ mọi người, yêu ngũ hát lục đấu tửu với nhau, cũng rõ là mới mẻ.
- Chưa từng nghĩ tới, các đại quan có thể cùng người miền núi chúng ta ngồi một bàn uống rượu. . .
Bàn Thạch Công không khỏi lắc đầu cảm thán.
- Vì sao không thể chứ? - Thẩm Mặc ôn hòa cười nói: - Mọi người đều là con cháu viêm hoàng, nếu sinh ra ở trên Thần Châu đại địa thì đều cao quý như nhau, vì sao lại phải thiết lập giới hạn cho mình?
- Thuyết pháp này của đại nhân thật không giống người thường. - Bàn Thạch Công nhỏ nhẹ nói: - Lấy hiểu biết của lão hủ vài chục năm, phần lớn người Hán đều coi thường người Xa chúng tôi.
- Đúng vậy, đây là lịch sử tạo thành. - Thẩm Mặc không kiêng dè gì nói: - Mặc dù tổ tiên của các vị phần lớn là vọng tộc của Ngụy Tấn, nhưng dù sao cũng đã ngăn cách với thế giới bên ngoài cả nghìn năm rồi, ngôn ngữ, tập tục, văn hóa, trang phục các phương diện trước kia đều có khác biệt.
Rồi cười nói:
- Hai tộc muốn bình đẳng tôn trọng, còn cần nỗ lực mấy thế hệ nữa.
- Lẽ nào sẽ có ngày đó sao? - Bàn Thạch Công không quá tin tưởng.
Thẩm Mặc lại chuyển đi đề tài, mỉm cười nói:
- Ta nghe nói, các vị có câu tục ngữ, gọi là "Thà để khuê nữ ở nhà tới già, chứ không qua phía Nam lấy chồng", lời này có ý gì?
- Ha ha, không ngờ đại nhân biết cái này. - Bàn Thạch Công cười nói: - Làng phía bắc Long Đầu Sơn chúng tôi cuộc sống coi như không có trở ngại, nhưng phía nam sống rất khó khăn, nhiều nhà nghèo đến nỗi không có quần mà mặc, địa phương ngay cả thổ phỉ cũng không đến thăm, ai muốn đem cô nương gả qua đó để chịu tội chứ?
- Coi thường người ta? - Thẩm Mặc cười nói.
- Coi như vậy đi. - Bàn Thạch Công gật đầu nói: - Nghèo sẽ bị người coi thường.
Có lão nhân này lên tiếng, làm cho giao lưu trở nên rất dễ dàng.
- Chính là đạo lý này. - Thẩm Mặc thản nhiên nói: - Kỳ thị bởi vì bần cùng, sau đó sản sinh ngăn cách.
Bàn Thạch Công suy tư một hồi mới nói:
- Đại nhân nói không sai chút nào.
Rồi cười cay đắng:
- Nhưng mấy đời sinh sống trên núi, nghèo là cái mệnh của chúng tôi rồi.
- Đó cũng chưa hẳn. - Thẩm Mặc cười thần bí: - Ta có biện pháp có thể để cho Xa dân giàu lên, ông có tin không?
Bàn Thạch Công nhìn Thẩm Mặc chằm chằm, thấy y không giống giả bộ, nhưng vẫn còn chưa tự tin nói:
- Đại nhân, ta nói một điển cố ngài đừng có mà không thích nghe.
- Mời nói. - Thẩm Mặc châm cho ông ta một ly rượu.
- 50 năm trước, có một đại nhân vật, cũng tới nơi này của chúng tôi tuần phủ qua. - Bàn Thạch Công nói: - Hắn gọi Vương thủ nhân.
- Chính là sư tổ của hạ quan. - Thẩm Mặc nghiêm nghị nói.
- Hắn lợi hại sao? - Bàn Thạch Công hỏi.
- Văn võ song toàn, kinh thiên vĩ địa. - Thẩm Mặc tràn đầy kính ý nói: - Chính là thánh hiền 500 năm mới xuất hiện một người.
- Đại nhân so với hắn thế nào? - Bàn Thạch Công lại truy hỏi.
- Cách rất xa. - Thẩm Mặc thản nhiên nói: - Khác biệt tựa như sao và ánh trăng vậy.
- Đó cũng đúng...
Bàn Thạch Công thở dài một tiếng:
- Năm đó sau khi hắn tiễu phỉ cũng nghĩ qua rất nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề nghèo khó của Cán Nam -- dân chúng có thể ăn cơm no, ai còn đi tạo phản? Điều này đặt tron sơn dân cũng là một cái lý.
Thẩm Mặc chậm rãi gật đầu. Y không khỏi nhìn lão tiên sinh này với cặp mắt khác xưa.
※※※
- Vả lại bất kể Vương thủ nhân đã làm cái gì cho chúng tôi, nhưng hắn quả thật là một trí giả. - Bàn Thạch Công nói:
- Hắn nói cho chúng tôi biết, Cán Nam thiếu nước, vùng núi thiếu sức sống, vì vậy sản lượng thấp, dựa vào trồng lương thực thì chỉ có thể miễn cưỡng sống tạm, chỉ khi nào gặp phải thiên tai nhân họa, rất nhanh sẽ khó có thể sống qua ngày, càng miễn bàn làm giàu lên.
Thẩm Mặc gật đầu, biểu thị tán thành. Trong tập thư của Dương Minh công quả thật y thấy được tài liệu nghiên cứu của ông ta đối với dân sinh Cán Nam, nhớ kỹ ông ta nói "Địa phương Nam Cán mặc dù thiếu lúa gạo, nhưng ruộng đồng sơn trường rộng rãi, đủ ánh sáng vả lại ít sâu bệnh, gỗ trúc um tùm, nếu như phát triển các loại hạng mục vận chuyển ngũ cốc đá, đốn gỗ trúc, cùng trồng thông, đốt than...thì có thể làm dân giàu lên mà đủ cho dân dùng." Nhưng kết quả hình như không giải quyết được gì. . .
- Biện pháp hắn suy nghĩ rất nhiều, thử trồng rất nhiều loại, nhưng đều thất bại. - Bàn Thạch Công u buồn nói: - Nguyên nhân chỉ có một, đó chính là không có đường. . . Không biết đại nhân vận chuyển đại pháo này đến đây đã tốn hết bao nhiêu tiền?
- Cũng đủ để tái tạo mười căn nhà rồi. - Thẩm Mặc chậm rãi gật đầu nói: - Ta hiểu ý của ông, trồng các thứ thì đơn giản, nhưng vận chuyển ra ngoài thì khó khăn, dù cho tốn số tiền lớn vận chuyển ra ngoài, giá thành cũng sẽ rất cao... Không ai đi làm loại buôn bán này.
- Đúng vậy! - Bàn Thạch Công bưng lên ly rượu, ngửa mặt uống cạn, lặng lẽ nói: - Trừ phi có thể làm được đường, bằng không thì nghèo vẫn hoàn nghèo.
Rồi hai mắt đỏ bừng nhìn Thẩm Mặc:
- Đại nhân có thể làm được không?
Thẩm Mặc chậm rãi lắc đầu nói:
- Không thể, ta tìm người tính toán qua, đó là một đại công trình trên trăm vạn lượng. Ta không có được số tiền đó.
- Đúng thế. . .
Mặc dù trong lòng sớm có chuẩn bị, nhưng Bàn Thạch Công vẫn thất vọng thầm than một tiếng. Tuy nhiên ông ta vẫn rất thoả mãn đối với sự thẳng thắn thành khẩn của Thẩm Mặc, nếu như đối phương nói "có thể", trái lại ông ta sẽ cho rằng Thẩm Mặc là đang gạt mình.
- Nhưng ta có biện pháp, có thể khắc phục cửa ải khó khăn này. - Thẩm Mặc chuyển đề tài, tung ra một câu này.
- Biện pháp gì? - Bàn Thạch Công trầm giọng hỏi.

Sau khi yến hội kết thúc, Thẩm Mặc gọi Tam Xích tới phân phó vài câu, sau đó mời Bàn Thạch Công, còn có mấy vị tông lão Xa tộc đến thư phòng dùng trà.
Thẩm Mặc đi đến phía sau thay y phục, thị vệ dâng lên trà cũng lui xuống. Thừa dịp cơ hội này, mấy vị tông lão vội vàng hỏi Bàn Thạch Công:
- Thạch công, hắn gọi chúng ta qua đây làm gì?
- Nghe thử chẳng phải sẽ biết...
Còn chưa biết trong hồ lô của Thẩm Mặc rốt cuộc bán thuốc gì, Bàn Thạch Công không dự định lãng phí nước bọt với họ.
- Kệ hắn nói gì, phát xuống lương thực mới là quan trọng nhất. - Các tông lão ngươi một lời ta một tiếng nói: - Bàn Thạch Công, đợi lát nữa kinh lược đại nhân vừa đến, ông nói với hắn đưa lương thực cho chúng ta trở về đi.
Bàn Thạch Công gật đầu, ý bảo mọi người chớ có lên tiếng, quả nhiên chẳng mấy chốc, chợt nghe được tiếng bước chân vang lên, sau đó thị vệ trưởng của Thẩm Mặc nói:
- Mời chư vị chờ ở thư phòng một chút, đại nhân lát nữa sẽ ra.
Đang nói thì cửa mở ra, đi vào năm người trung niên quần áo chỉnh tề, tay chân nhanh nhẹn. Tam Xích nói với đám người Bàn Thạch Công:
- Đây cũng là khách nhân ngày hôm nay.
Mấy người sau khi vào bèn nở nụ cười ôn hoà với bọn Bàn Thạch Công, Bàn Thạch Công chỉ gật đầu, cũng không tiếp lời.
Tam Xích an bài khách nhân ngồi xuống, song phương vừa lúc ngồi một bên một hàng ghế, đông tây chiêu mục mà ngồi.
Dâng trà cho khách nhân mới tới xong, bọn Tam Xích lại lui xuống, hai nhóm khách nhân còn lại thì mắt to trừng mắt nhỏ. Khách nhân sau muốn bắt chuyện một chút, bất đắc dĩ vài lần dẫn chuyện nhưng vẫn không nhận được sự đáp lại, đành phải xấu hổ im lặng, tràng diện có hơi xấu hổ.
Kỳ thật Bàn Thạch Công cũng đang lặng lẽ đánh giá đối phương, chỉ nhìn một nhười đeo nhẫn Mặc ngọc trên ngón tay, liền biết đây đều là đại tài chủ. Lại nhìn khí chất khôn khéo lão luyện của họ, chắc hẳn không phải là người đọc sách, mà là các thương nhân. Ông ta liền mở miệng hỏi:
- Bằng hữu đây làm buôn bán?
Mấy người liền cùng nhau gật đầu:
- Ngài quả là có ánh mắt, chúng tôi quả thật là thương gia.
- Làm buôn bán gì? - Bàn Thạch Công trong lòng mấp máy, tiếp tục đề ra nghi vấn.
- In nhuộm. - Trong đó một người tướng mạo anh tuấn, tuổi tác hơi nhỏ, cũng chính là nam tử đeo Ban chỉ thay đồng bạn đáp: - Chúng ta đều làm in nhuộm.
- In nhuộm?
Bàn Thạch Công có chút thất vọng, cái này có can hệ gì với Cán Nam đâu.
Mấy người thương nhân cũng không phải thủ lĩnh của chuyến này, cũng không dám nói lung tung, thấy đối phương không có hứng thú nói chuyện nữa nên cũng không lên tiếng.
Đôi bên ngồi im một hồi thì tiếng cười của Thẩm Mặc vang lên từ sau bình phong:
- Để mọi người phải đợi lâu rồi.
Hai nhóm người vội vàng đứng dậy nghênh đón, thấy Thẩm Mặc đã thay bằng một bộ trường bào bằng vải bông xanh đen có in chìm hoa, càng có vẻ phiêu dật xuất trần hơn người. Y không phải đi ra một mình, mà dắt tay theo một lão già có vẻ phúc hậu, tóc hoa râm, hai người bộ dạng thân mật xuất hiện ở trước mặt mọi người.
Thẩm Mặc ôn hoà mời mọi người ngồi xuống, lão giả kia ngồi xuống thủ vị bên trái, vừa lúc đối diện với Bàn Thạch Công, hiển nhiên là đầu não của các thương nhân.
Thẩm Mặc đã ngồi xuống thủ vị, mặt đầy tươi cười nói với Bàn Thạch Công:
- Thạch công, vị này chính là Nguyễn hội trưởng của thương hội Huy Châu, hiệu trưởng công tiên sinh.
- Trưởng công. - Bàn Thạch Công cung kính chào hỏi: - Bàn Thạch có lễ.
Lão giả kia mỉm cười hoàn lễ:
- Ngài đây chắc là Bàn Thạch Công đại danh đỉnh đỉnh rồi?
Mặc dù ông ta là một thương nhân, nhưng khí độ ung dung, cử chỉ rộng lượng, rất khó không khiến người khác tâm sinh thân cận, ngay cả Bàn Thạch Công cũng lần đầu tiên cười nói:
- Người sơn dã thì có danh khí gì, nhưng ngài đây là hội thủ của một trong tam đại Thương Bang, đó mới là đại danh đỉnh đỉnh đấy chứ.
- Chẳng qua là làm chút chuyện cho đồng hương mà thôi.
Nguyễn hội trưởng khiêm tốn cười cười, lại nói với Thẩm Mặc:
- Nhờ có đại nhân an bài cơ hội lần này, mới có thể nhìn thấy Bàn Thạch Công cùng chư vị tộc trưởng.
Tràng diện vĩnh viễn sẽ không vắng vẻ tôn giả.
- Nếu mọi người biết nhau rồi. - Thẩm Mặc cười gật đầu nói: - Vậy ta sẽ đi thẳng vào chính đề.
Y nói với Nguyễn hội trưởng:
- Trưởng công, lần này các vị thiên lý đến đây, khẳng định là chuyến đi này không tệ. Vấn đề lớn vẫn làm phức tạp các vị ta rốt cuộc tìm được con đường giải quyết rồi.
※※※
Trưởng công tiên sinh này tự Lương Thần, tên là Nguyễn Bật, quả thật là một nhân vật không thể không nói. Ông ta sinh trong năm Hoằng Trị tại Huy Châu huyện Dục, trong một gia đình tiểu địa chủ, đọc qua sách, học qua y, sau đó xin phụ thân một khoản tiền, nói là muốn "buôn bán tứ phương", sau khi trải qua ngăn trở thất bại, rốt cuộc tại Vu Hồ đã tìm được mục tiêu nhân sinh của mình.
Bởi vì ông ta phát hiện Vu Hồ là một địa phương của thành tựu sự nghiệp. Đầu tiên vị trí địa lý ở đây hết sức ưu việt, có giao thông thủy lộ thông suốt, vả lại nằm ở điểm trung tâm của mấy trung tâm kinh tế quan trọng như Nam Kinh, Tô Châu, Hàng Châu, Hợp Phì, là một đầu mối then chốt của giao thông thuỷ bộ cực kỳ quan trọng, không chỉ có giao thông phát triển, hơn nữa tình hình thị trường linh thông, hoàn toàn có đủ tiền cảnh rộng lớn để phát triển làm "Trường Giang cự phụ, Hoản chi trung kiên".(Hoản tên gọi khác của tỉnh An Huy, Vu Hồ thuộc An Huy)
Càng quan trọng là, ở đây ông ta đã tìm được sự nghiệp của mình -- Hách đề. "Hách đề" là thế nào? Tương truyền là một loại giấy mỏng năm đó tỷ muội Triệu Phi Yến tạo ra, sau Đường Tống liền được coi như cách gọi thay cho giấy nhuộm màu.
Ngay lúc đó Vu Hồ đã là trọng trấn của ngành nhuộm của Minh triều, nhưng vẫn còn chưa có người kinh doanh ngành nghề giấy nhuộm màu. . . Chủ yếu là bởi vì thứ này không phải là nhu yếu phẩm của cuộc sống, mà là vật đề cao phẩm chất cuộc sống, cho nên sau khi hưng thịnh tại Đường Tống thì vẫn mai danh ẩn tích. Mà mấy đời hoàng đế sau khi quốc triều thành lập đều tôn trọng tiết kiệm, quốc gia cũng đang ở trong giai đoạn khôi phục, cho nên trong một đoạn thời gian rất dài "Hách đề" cũng không có thị trường, mãi đến trong năm Gia Tĩnh.
Nhưng Nguyễn Bật đã nhạy cảm phát hiện đối với sự biến đổi của thị hiếu xã hội, ông ta cảm nhận được, trào lưu của xã hội đã xảy ra thay đổi rất lớn, dần dần chuyển sang tôn trọng xa hoa lãng phí. Loại trào lưu này thể hiện trước tiên ở các phương diện ăn, mặc, ở, đi lại. Lúc lập quốc mỗi tục lệ mà Thái tổ hoàng đế định ra không ngừng bị đột phá, bị đi quá giới hạn. . . Tỷ như nói tại phương diện y phục, lúc đầu chỉ có sĩ phu mới có thể đội nón ngõa lăng, sớm trở thành trang phục lưu hành của tiểu dân phố phường, đào kép, kỹ nữ khắp người là lăng la, đầu đầy châu ngọc, thái giám bên trong cung đình đều mặc vào mãng y. Những người này đặt ở quốc sơ đều phải rơi đầu, nhưng hiện tại, ngay cả Ngự sử đều quen thói, ngay cả hoàng đế nhìn cũng không để bụng, xem một chiếc lá biết mùa thu, chỉ cái này thôi đủ biết thế đạo đã triệt để thay đổi.
Nguyễn Bật nhạy cảm nhận thấy được, yêu cầu của mọi người đối với chất lượng cuộc sống sẽ càng ngày càng cao, rất nhiều thứ tại vài chục năm trước còn không người hỏi đến, giờ thì đã có tiền cảnh về thị trường vô cùng tốt. Vì vậy ông ta bán hết gia sản, mở một xưởng nhuộm giấy màu sản xuất hách đề.
Sau khi Hách đề nhuộm ra, bán thế nào lại là một vấn đề. Nhưng ông ta sớm xem trọng địa phương để khai hỏa phát pháo đầu tiên -- Nam Kinh! Nơi Lục triều kim phấn, có hằng hà danh kỹ đào kép, văn nhân mặc khách, đương nhiên là thị trường tốt nhất của hách đề rồi. Hơn nữa càng quan trọng là, toàn quốc lưu hành nhìn Nam Kinh, ở đây hưng khởi cái gì, lập tức mỗi thành thị chính sẽ hưng khởi theo, rồi cứ từng cấp truyền xuống. Chỉ cần khai phá được thị trường Nam Kinh, thị trường toàn quốc cũng đều nắm giữ trong tay.
Kết quả không ngoài sở liệu, thu lợi rất nhiều, vả lại tên tuổi đã gầy dựng thành công, đơn đặt hàng cần mua các nơi tới như tuyết rơi, đã vượt quá một xưởng của Nguyễn Bật có thể sản xuất, mặc dù ông ta đang cực lực mở rộng, nhưng vẫn không thể thỏa mãn nhu cầu thị trường.
Lúc này các công trường in nhuộm khác thấy thế cũng đều chuyển sang sản xuất hách đề, vả lại không chỉ vùng Vu Hồ, các tỉnh còn lại phàm là có sản nghiệp nhuộm đều thấy lợi mà dựng lên, cùng vui vẻ sản xuất, thoáng cái sản lượng bạo tăng, cạnh tranh hết sức tàn khốc, dần dần lợi nhuận giảm xuống, thậm chí không còn lợi nhuận.
Nhưng sinh ý của Nguyễn Bật vẫn phát triển không ngừng, bởi vì ngoại trừ ưu thế đi đầu, ông ta còn nắm giữ một kỹ thuật đặc biệt, gọi "Vạn niên hồng". Đó là một loại giấy viết màu đỏ thắm, nó tiên diễm vô cùng, vĩnh viễn không phai màu, xưởng khác căn bản không thể mô phỏng theo. Vạn niên hồng cũng trở thành thương hiệu trong hách đề, rất được tán dương, tiếng tăm khắp thiên hạ, vượt ra cả hải ngoại.

Ngay tại lúc mọi người đều đỏ mắt thì Nguyễn Bật lại đề xuất một kiến nghị kinh người -- thiết lập Hách đề cục, do phường nhuộm của Vu Hồ chủ hợp kinh doanh, cộng đồng tiêu thụ. Như vậy có thể tiết kiệm phí dụng vận tải, thu lợi sẽ càng nhiều. Vì thủ tín với mọi người, ông ta thậm chí dâng ra phương pháp phối chế "Vạn niên hồng", các ông chủ phường nhuộm của Vu Hồ hiểu ra, lúc này thành lập tổng cục, quả nhiên sinh ý tăng nhiều.
Vì vậy, mọi người đề cử Nguyễn Bật làm tổng cục Tế tửu, giao cho ông ta quyền lực cực lớn. Ông ta cũng không làm cho mọi người thất vọng, rất nhanh khiến hách đề của Vu Hồ trở thành tinh phẩm được tán dương rộng rãi, cũng thiết lập phân cục tại mỗi nơi có địa vị "thương nghiệp quan trọng" trong toàn quốc. Khiến Vu Hồ trở thành trung tâm buôn bán sản xuất "hách đề" toàn quốc, trở thành long đầu của ngành nhuộm màu được toàn quốc công nhận, thậm chí ngay cả quan phủ địa phương cũng phải bảo vệ nó.
Thịnh vượng phát triển như thế hơn 10 năm, Nguyễn Bật dần dần cảm giác được bình cảnh của ngành này. Bởi vì hách đề dù sao công dụng hữu hạn, dẫn đến sau khi thị trường bão hòa sẽ rất khó mở rộng thêm, nhất định phải tìm kiếm điểm tăng trưởng càng có tương lai hơn. Lúc này, một kỳ ngộ ngàn năm khó gặp đặt ở trước mặt ông ta và hành hội của ông ta -- Tô Châu khai phụ, ngoại mậu tăng vọt, đương nhiên sản lương tiêu dùng của hách đề cũng theo đó tăng lên, nhưng đây không phải là điều mà ông ta quan tâm, thứ ông ta thấy được đó là, vải bông chắc chắn trở thành chủ lực ngoại mậu, sản lượng sẽ kịch liệt tăng trưởng trong đoạn thời gian rất dài.
Mặc dù Vu Hồ cũng không có đủ điều kiện thiên nhiên để sản xuất vải bông, nhưng phía trước đã nói qua, cây bông muốn biến thành vải bông Tùng Giang nổi tiếng thiên hạ thì yêu cầu trải qua rất nhiều quá trình, quá trình nào cũng không thể tiết kiệm, chỉ cần có thể tham gia vào bất cứ một quá trình nào cũng có thể chia xẻ được khoản lợi nhuận mà sự phát triển nhảy vọt của ngành này mang đến.
Vu Hồ xem như thành phố có kỹ thuật in nhuộm tốt nhất toàn quốc hiển nhiên có tư cách tham gia trong bàn thịnh yến này. Bởi vì ngoại trừ dệt, chất lượng vải bông cũng quyết định bởi chất lượng nhuộm. Chỉ trải qua đồ sắc và nhuộm thì mới có thể giải quyết được nhược điểm mặt ngoài vải bông thô ráp và sắc điệu đơn nhất. Vải bông sau khi trải qua nhuộm rất phẳng và trơn bóng, màu sắc tươi đẹp, có thể đề cao giá trị của vải.
Vì vậy Nguyễn Bật đi tới Tô Châu, cho họ thấy vải sau khi đã được nhuộm, quả nhiên có chất lượng cao hơn rất nhiều so với bản địa tự nhuộm -- cùng một miếng vải, sau khi trải qua áp quang và nhuộm màu sắc càng thêm tươi đẹp, mặt vải trơn nhẵn, mà vải Tô Châu bản địa tự nhuộm thì có vẻ thô ráp ảm đạm hơn nhiều.
Càng quan trọng là, quá trình nhuộm được đặt hết tại Vu Hồ, dù cho lộ phí đi tới đi lui trên tính toán cũng tiết kiệm ba thành so với chính mình tới làm. Thương nhân Tô Tùng rất động tâm, nhưng họ không dám tự ý hành động, phải do hành hội miên phưởng(kéo sợi) viết thơ cho Thẩm Mặc ở Bắc Kinh xin chỉ thị, kết quả rất nhanh đạt được hồi âm: "Phân công hợp tác là điều tiên quyết để kỹ thuật tiến bộ, kỹ thuật có chuyên thì sản phẩm mới có thể càng tốt hơn, nhưng đặt quy trình nhuộm tại Vu Hồ thì phải an trí công nhân vốn có cho thích đáng."
Sau khi đạt được phê chuẩn, thương hội miên phưởng Tô Châu liền cùng tổng cục nhuộm Vu Hồ đàm phán. Bởi vì Nguyễn Bật ôm thành ý rất lớn nên tiến hành hết sức thuận lợi, hơn nữa có thể nhận được một nhóm công nhân có kỹ thuật, ông ta càng cầu còn không được. Vì vậy song phương ký kết hiệp ước, 1/3 công trường dệt vải của hành hội miên phưởng Tô Tùng sẽ giao cho hành hội nhuộm vải của Vu Hồ chia làm hai nơi nhuộm.
Kết quả 1/3 công trường được phân nhuộm vải năm đó đã nếm được chỗ ngon ngọt, không chỉ chi phí giảm nhiều, hơn nữa bởi vì chất lượng sản phẩm đề cao, nhất thời bán chạy nhất toàn quốc, cung không đủ cầu. 2/3 công trường dệt còn lại bị chèn ép đến ngồi không yên, sản phẩm mà không tiêu thụ được nữa thì sẽ phải đóng cửa.
Mặc dù biết giao tất cả quy trình nhuộm cho Huy thương(thương nhân Huy Châu) có thể sẽ khiến mình bị bị động, nhưng thương hội vải bông Tô Tùng điều tra khắp toàn quốc cũng tìm không được địa phương thứ hai có trình độ tiếp cận. Sau đó lại không tiếc vốn muốn học kỹ thuật này, nhưng càng tìm hiểu thì càng nản lòng, bởi vì từ lựa chọn nguyên liệu cho đến màu sắc, trong các quá trình đều có hằng hà công nghệ đặc biệt. Đây là tích lũy trên 100 năm của ngành in nhuộm Vu Hồ, là mấy năm nay sản xuất "hách đề" khiến cho họ tại ngành nhuộm màu càng lần mò càng sâu, đã đến độ cao người ngoài không thể chạm đến.
Cuối cùng miên phưởng Tô Tùng cũng chỉ có thể bỏ qua việc đi tìm con đường khác, giao phó toàn bộ vải vóc cho Vu Hồ nhuộm, hơn nữa thông qua giao thông tiện lợi, thuyền hàng chở đầy vải cứ sáng đi chiều đến, cũng không làm lỡ thời gian, cũng không tốn nhiều chi phí cho vận tải.
Hợp tác mấy năm, ngành nhuộm vải bông của Vu Hồ đã vượt quá ngành nhuộm giấy ban đầu, trở thành sản nghiệp trụ cột của địa phương, mà Vu Hồ, thành thị này cũng bởi vậy mà bừng bừng sinh cơ, đạt được mỹ danh "dệt tôn sùng Tùng Giang, nhuộm chú trọng Vu Hồ", trở thành trung tâm kinh tế thứ hai của Giang Bắc.
※※※
Địa vị của Nguyễn Bật tự nhiên nước lên thì thuyền lên, không chỉ trở thành đại nhân vật nói một không hai của vùng Vu Hồ, cũng được đề cử hội trưởng của thương hội Huy thương. Sau khi sự nghiệp phát triển, Nguyễn Bật càng thích làm vui người khác, trọng nghĩa khinh tài. Nhất là trong cuộc chiến tranh kháng, cống hiến càng nổi bật.
Đầu tiên là dẫn người kháng Oa. Năm Gia Tĩnh thứ 34, một nhóm giặc Oa từ Chiết Giang sát nhập Huy Châu, lại từ Huy Châu bắc thượng tiếp cận Vu Hồ.
Vu Hồ không có thành trì, việc bảo vệ thúc thủ vô sách, bọn quan binh tranh nhau chạy trốn. Nguyễn Bật năm đó 54 tuổi đứng ra, lấy danh vọng cao thượng của ông ta đề xướng các thiếu niên của hành hội cộng với mấy nghìn tráng đinh dân bản xứ thành lập Bảo thôn đoàn, cũng thề với trời nỗ lực kháng giặc Oa. Giặc Oa hung hãn thấy Vu Hồ không có thành trì mà thương dân đồng tâm hiệp lực như vậy, đành phải đi đường vòng, không dám quấy rầy Vu Hồ.
Thứ hai là quyên tiền làm đường. Sau khi giặc Oa đi khỏi Vu Hồ, Lưu Hiển phụng mệnh suất quân truy kích, kết quả bởi vì lúc đó Vu Hồ tới Nam Lăng hơn 10 dặm, quả là con đường gian nguy mà lại lầy lội, làm cho bộ đội của Lưu Hiển chịu nhiều gian khổ, khi đến được Nam Lăng thì đã nỏ mạnh hết đà, kết quả nếm mùi thất bại. Sau đó, quan phủ muốn sửa đường mà không có tiền, Nguyễn Bật lần thứ hai đứng ra, quyên ra số tiền lớn, cũng đề xuất các thương nhiên Vu Hồ giúp tiền tương trợ. Rất nhanh, một con đường bằng phẳng lát gạch từ đây liên kết với Nam Lăng.
Việc thứ ba là đề xướng xây tường thành. Sau khi giặc Oa rút lui, quan dân Vu Hồ khôi phục tường thành là yêu cầu rõ ràng, rốt cuộc được triều đình phê chuẩn. Nhưng chi phí xây thành lấy từ đâu? Quan phủ tìm Nguyễn Bật, mời ông ta "phù nghĩa xướng chúng", Nguyễn Bật không chút do dự đáp ứng, cá nhân quyên 100 vạn lượng bạc. Dưới sự khởi xướng của ông ta, thương nhân Vu Hồ đều giúp tiền, quyên ra số tiền lớn, khiến công trình tiến triển thuận lợi, mãi đến năm ngoái, tường thành Vu Hồ đã đúng hạn hoàn thành, thành xây xong kiên cố, được quan viên Công bộ nghiệm thu ca tụng là "đứng đầu bách thành"!
Vì biểu dương công trạng của Nguyễn Bật, triều đình sắc phong ông ta làm Gia nghị đại phu chính tam phẩm, còn Tây Môn thành lâu của Vu Hồ được mệnh danh là "Bật phú môn" để khen ngợi. Từ đó, tên của Nguyễn Bật thanh chấn hoàn vũ, trở thành "Nghĩa cổ" nổi tiếng toàn quốc.
Tuy nhiên mấy năm nay, lão nhân gia đã không thường đi lại, bên thương hội cũng đã uỷ quyền, nhưng vẫn duy trì sự quan tâm cao độ đối với động thái mạch đập của ngành nghề, ông ta sớm phát hiện đề thăng sản lượng đã gặp phiền phức, phiền phức lần này ở chỗ phương diện thuốc nhuộm. Nếu muốn nhuộm vải thì thuốc nhuộm số lượng lớn là ắt không thể thiếu, trong đó quan trọng và chủ yếu nhất chính là màu chàm, bởi vì nó là thuốc nhuộm chủ yếu của các loại vải đen, vải xanh, vải lam, màu chàm trải qua xử lý có thể trở thành màu Aqua, tất cả các màu sắc không thể thiếu nền tảng là loại thuốc nhuộm này.
Cho nên theo số lượng vải nhuộm lần lượt tăng lên, nhu cầu đối với màu chàm cũng tùy theo tăng vọt, nhưng lượng cung ứng của màu chàm lại khó có thể bảo đảm nhu cầu, thiếu hụt dẫn đến giá cả của nó tăng vọt, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của ngành nghề.
Hơn nữa Nguyễn Bật còn nghe được, viện nghiên cứu Tô Châu đã làm ra một cái máy kéo sợi vải bằng guồng nước, có người nói có thể đề cao tốc độ kéo sợi gấp 10 lần, mặc dù cái này sẽ không kéo theo tăng trưởng của năng suất vải vóc, nhưng ngành nhuộm của Vu Hồ cũng phải phòng ngừa chu đáo, trước tiên giải quyết bình cảnh của mình, thà rằng mình đợi người khác đề thăng, không thể để cho người khác đợi mình, đây là nguyên tắc Nguyễn Bật vẫn theo đuổi.
Vì vậy các Huy thương bắt đầu tìm kiếm nơi sản xuất màu chàm trong phạm vi toàn quốc. Lại nói đây cũng không phải là thứ hiếm lạ gì, trong sách cổ có nói: "Phàm năm giống màu lam, đều có thể làm màu chàm", ý là, cỏ lam, rau lam, gỗ lam, cây Mã Lam, rau dền lam, năm giống thực vật này đều có thể lấy ra màu chàm, nhưng rau dền lam là thứ trên sách cổ, mọi người tìm không được, cỏ lam, gỗ lam sinh trưởng tại phương bắc, sản lượng vốn đã thấp, lại còn thêm mấy năm nay, phương bắc mấy năm liên tục thiên tai, sản lượng càng không nên suy nghĩ.
Còn lại gỗ lam và cây Mã Lam, đều sinh trưởng tại Phúc Kiến, chính là nơi sản xuất nguyên liệu chủ yếu, cũng được các Mân thương cố định nâng giá, mới làm cho các Huy thương đành phải khắp nơi tìm kiếm nguồn cung cấp mới. Kết quả một thứ nhìn như tầm thường lại làm khó bọn Nguyễn Bật.
Lần này Thẩm Mặc sai người thông báo rằng, đã giúp bọn họ giải quyết nan đề, vốn chỉ nghĩ để cho Tế tửu của tổng cục nhuộm đương nhiệm đến đây gặp mặt. Cũng không lão nhân gia này cũng thiên lý xa xôi chạy tới, Thẩm Mặc ngoài mừng rỡ cũng cảm thấy y có mong đợi rất lớn đối với chuyến này.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.