Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 633: Cháy rồi




- Vậy thì hắn quá lợi hại rồi, có điều hoàn toàn có khả năng này.
Thẩm Mặc khoát tay:
- Không nói tới hắn nữa, nghĩ cách khác mau, nếu không tiếp theo không biết Nghiêm Thế Phiên sẽ hại ai nữa.
- Ta khuyên đệ tốt nhất là đừng có làm bừa, ba tên tiểu tử không biết tốt xấu kia đã gây ra rắc rối không nhỏ cho bọn đệ rồi đấy, hiện giờ hoàng thượng tựa hồ giận rồi, không cho phép bất kỳ ai công kích Nghiêm Tung nữa.
- Chẳng nhẽ cứ thế bỏ qua à?
Tính khí của Gia Tĩnh một khi nhận định chuyện gì, chỉ có ông trời mới thay đổi được. Nhưng hiện giờ Lam Đạo Hành không còn nữa, ông trời không nói giúp Từ đảng được, cho nên nếu hoàng đế quyết bảo vệ cha con họ Nghiêm thì y đúng là chẳng làm được gì.
Hai bên tựa hồ rơi vào thế giằng co, thêm vào thi Điện thu hút tất cả sự chú ý của mọi người, tranh đầu phút chốc lắng xuống. Nhưng ai cũng biết đó là sự yên tĩnh trước giông bão, hai bên đã không thể lui bước, chỉ thiếu một trận tử chiến cuối cùng.
Sáu ngày sau, Long Hổ bảng năm Ga Tính 41 đã có, trạng nguyên là Thân Thời Hành, bảng nhãn Vương Tích Tước, thám hoa Dư Hữu Đinh ...
Các tân khoa tiến sĩ tận tình hưởng thụ thời khắc vinh quang thuộc về họ, cả thành Bắc Kinh bị cảm nhiễm, trở nên tưng bừng náo nhiệt.
Hòa chung với náo nhiệt là một trận lửa lớn, chiếu rọi nửa tầng trời.
Người dân sửa nhà thích dùng gỗ, cho dù là hoàng cung cũng không ngoại lệ.
Nhà cửa kết cấu bằng gỗ đúng là có ưu điểm, xây dựng nhanh, đẹp, giá thành thấp. Nhưng nhược điểm cũng rất rõ ràng, như không chịu được năm tháng hủy hoại.
Từ góc độ cư ngụ mà nói, thì khuyết điểm lớn nhất là sợ hỏa, nhất là vào lúc thời tiết khô hanh, chỉ một đốm lửa thôi cũng thiêu ra tro hết.
Cho nên Hoa Hạ thường xuyên xảy ra hỏa hoạn, nhất là hoàng cung kiến trúc san sát, càng là khu tai họa trọng điểm, triều đại nào cũng có vài lần. Có điều hỏa hoạn liên tục như thời Gia Tĩnh thì rất hiếm thấy ...
Hoặc là nói, hoàng đế dễ gặp hỏa hoạn giống như Gia Tĩnh tuyệt đối không có người thứ hai.
Căn cứ vào thống kê, trong 41 năm qua, hoàng cung tổng cộng phát sinh 21 lần hỏa hoạn, lần nghiêm trọng nhất biến cả ba đại điện của Tử Cấm Thành thành bó đuốc. Thậm chí ngay cả hoàng hậu cũng bị chết cháy thật không thể tin nổi.
Đó là chưa tính mấy lần hoàng đế gặp phải hỏa hoạn nho nhỏ trong hành cung...
Vì thế mọi người sau lưng tặng cho vị đạo quân hoàng đế này một ngoại hiệu là "Hỏa Đức Tinh Quân".
Hỏa hoạn liên tục như vậy đương nhiên không phải là vô duyên vô cớ, nó liên quan trực tiếp tới hoạt động thường ngày của Gia Tĩnh đế. Vị hoàng đế này suốt ngày ở trong cung đốt hương luyện đan, có cái nào không dẫy gây hỏa hoạn?
Đương nhiên, nếu chỉ hoàng đế tự luyện thì không tới gây lắm hỏa hoạn như thế, nhưng ông ta còn nuôi cả đống đạo sĩ trong cung, cũng thắp hương đốt nhang nghi ngút, thường xuyên phát sinh nổ lò luyện đan, không liên tục có hỏa hoạn mới là lạ.
Cho nên sau khi thi Điện kết thúc chẳng được vài ngày, Ngọc Hi cung lại xảy ra một vụ hỏa hoạn lớn...
Nguyên nhân sự việc chẳng có gì hay ho để nói, vẫn là hoàng đế tu luyện lỡ tay, làm một đạo bùa bén vào màn, lửa lan đi rất nhanh, thoáng cái đã cháy lên nóc nhà. Có câu là "bệnh lâu thành lương y", Gia Tĩnh đế liên tục được huấn luyện "phòng cháy chữa cháy", tức thì vừa kêu lớn:
- Đi lấy nước.
Một mặt thu thập con dấu tấu sớ quan trọng, đan dược quý giá, dùng vải bọc lại, đợi đám Trần Hồng, Hoàng Cẩm tới nơi, ông ta đã buộc xong "hành lý", thậm chí còn thắt cái nơ bướm rất đẹp.
Thế là Trần Hồng vác bọc, Hoàng Cẩm vác hành lý, được đám thái giám bao quanh, chạy ra ngoài Cần thân tinh xá. Lúc này gió xuân khô trời hanh, lửa lan đi rất nhanh, khi chạy ra sân thì tinh xá đã thành ngọn đuốc cháy bừng bừng rồi.
Gia Tĩnh đế vẫn trấn tĩnh, xem lửa cháy một lúc rồi nói:
- Ngọc Hi cung không giữ nổi nữa rồi, đừng tốn công ở đây nữa, mau đi giữ nơi khác..
Lúc này đám thái giám đã mang thùng nước, đẩy xe thủy long tới, bắt đầu phun nước cứu hỏa, nhưng lửa mượn thế gió, càng cháy càng mạnh, căn bản không cách nào dập tắt được.
May mắn trong bất hạnh là sau khi nhiều lần Gia Tĩnh đế gặp hỏa hoạn, trong cung vô cùng chú ý phòng cháy, còn giữ lại đường đi giữa các cung điện, cho nên dù thế lửa rất lớn, không lan đi nhiều. Số người tử vong cũng không cao.
Nhìn tẩm cung bao năm của mình bị thiêu hủy, Gia Tĩnh đế rất thương tâm, nhất là nghĩ tới bao nhiêu món pháp khí bảo vật đều tan thành tro, lòng càng đau xót, khoác tấm thảm ngồi trên mặt đất, không ngừng than ngắn thở dài.
Lúc này Hoàng Cẩm ở bên cạnh nói:
- Hoàng thượng, Từ các lão tới rồi.
Gia Tĩnh quay đầu nhìn Từ Giai:
- Tới nhanh thật đấy, còn chưa ngủ à?
Từ Giai cung kính thưa:
- Vâng ạ, còn có tấu sớ mấy tỉnh ngày mai phải gửi, cho nên vi thần thức đêm... Mặt đất lạnh, mời hoàng thượng tới Vô Dật điện nghỉ trước đã.
- Có đống lửa lớn thế này, làm sao lạnh được?
Gia Tĩnh đế lắc đầu, từ chối ý tốt của Từ Giai.
Từ Giai chỉ đành đứng bồi tiếp hoàng đế, Gia Tĩnh nói:
- Khanh về làm việc đi, đừng ở đây làm lỡ công vụ..
- Trời đất bao la, hoàng thượng là lớn nhất, lúc này tẩm cung của hoàng thượng bị thiêu cháy, chủ thượng lòng lo lắng, vi thần có chuyện lớn bằng trời cũng phải bỏ sang một bên, toàn tâm toàn ý, chia sẻ ưu tư với hoàng thượng. Theo thần thấy, đó mới là chuyện khẩn thiết nhất.
Rõ ràng là vỗ mông ngựa, nhưng ông ta lại nói đường đường chính chính, nghe như phản bác hoàng đế, làm Gia Tĩnh chẳng phát giác ra, cảm thấy hết sức dễ chịu, xúc động nói:
- Tấm lòng của ái khanh thật hiếm có.
Thấy Từ Giai còn đứng, liền hạ lệnh:
- Lấy đôn cho Từ các lão.
Từ Giai vội tạ ơn, Gia Tĩnh lại nói:
- Sau này khanh cứ ngồi như thế, quốc sự nặng nề như thế đặt hết lên người một mình khanh. Trẫm không nỡ để Định Hải Thần Châm của trẫm bị mệt thêm.
*** Nhớ không nhầm nó là gậy của Tôn Ngộ Không, vốn dùng trấn hải.
Từ Giai thiếu chút nữa bật khóc, ní:
- Vi thần không mệt, huống chí còn có Nghiêm các lão cũng cả ngày ở trong nội các nữa.
- Ông ta không làm loạn thêm là tốt lắm rồi.
Gia Tĩnh đế lạnh nhạt nói:
- Nói chuyện cùng trẫm toàn được câu sau quên mất câu trước, lại còn điếc tai nữa.
Do Nghiêm Thế Phiên trong thời gian chịu tang, không thể vào trị phòng giúp cha già ứng phó tấu chương, thế là Nghiêm Tung gặp khó khăn, nếu phê duyệt tấu sớ công văn các nơi cũng đành đi. Nhưng đôi khi Gia Tĩnh đế nổi hứng, gọi lão ta vào soạn chỉ, viết thanh từ ..v..v..v...
Đáng thương cho Nghiêm Tung già cả mắt mờ, đầu óc không còn linh động nữa, lại chẳng có Nghiêm Đông Lâu chiếu cố, thế là hiện nguyên hình, nói chuyện chẳng ra ý, viết thanh từ chẳng hợp lòng thánh thượng, khiến Gia Tĩnh đế rất thất vọng, chỉ đành giao hết việc cho Từ Giai, Nghiêm Tung không quản việc thực nữa, chỉ làm cố vấn quốc sự ... Tức là nói chuyện phiếm với hoàng đế.
Từ Giai thở dài:
- Dù sao Nghiêm các lão cũng đã 84 rồi, vi thần không dám nghĩ có thể sống tới chừng đó tuổi, lão nhân gia vẫn có thể ở bên hầu hạ hoàng thượng, tấm lòng này không gì bì được.
Nghiêm Tung rõ ràng mới 83, ông ta cố thêm vào một tuổi, may mà Gia Tĩnh đế chẳng nhớ lão già đó rốt cuộc tám mấy rồi.
Lời này nghe có vẻ như là khen Nghiêm Tung trường thọ trung thành, nhưng thực tế ngầm nói lão ta già cả vô dụng rồi. Có điều Gia Tĩnh đế thấu hiểu lòng hoàng đế, cho nên khiến Gia Tĩnh không nghe ra cố ý.
Gia Tĩnh đế gật gù, hỏi Hoàng Cẩm:
- Nghiêm các lão tới chưa?
Nghiêm Tung hiện giờ coi Tây Uyển thành nhà rồi, suốt ngày ở trong tiểu viện Gia Tĩnh đế cấp cho, cả ngày tán gẫu với hoàng đế. Nhưng hiện giờ xảy ra chuyện lớn như thế lại không thò mặt ra, làm trong lòng Gia Tĩnh có chút bất mãn.
Cho tới khi trời tờ mờ sáng, lửa sắp bị dập tắt rồi, Nghiêm Tung mới lọ mọ tới.
Nhìn thấy khung cảnh tàn tạ, khói bốc lên khắp nơi, Nghiêm Tung trợn mắt nói:
- Ái chà chà, sao lại cháy dữ thế này? Là kẻ đáng chết nào phóng hỏa?
"Kẻ đáng chết" tức thì mặt tối xầm, không thèm để ý tới lão. Hoàng Cẩm thấy thế vội nói:
- Không phải là ai phóng hỏa, mà là thiên tai.
Nghiêm Tung nghe thế than thở:
- Ài, cả cung Ngọc Hi cũng bị cháy rồi, thật là đáng tiếc.
Thấy lão ta chỉ tiếc cho cung điện, chẳng hỏi long thể có bình an không, Gia Tĩnh đế khó chịu hừ một tiếng:
- Cháy rồi thì xây lại.
- Hoàng thượng nói thì dễ lắm, hiện giờ chúng ta quốc khố trống rỗng, ba ðại ðiện còn chưa hoàn toàn xây xong. Công trình to lớn, vét sạch quốc khố, chẳng còn dư nhân lực vật lực mà sây lại cung điện nữa.
Có lẽ là vì già rồi, Nghiêm Tung không giữ được miệng nữa, thấy Gia Tĩnh mặt mày có vẻ mất kiên nhẫn, vẫn cứ lảm nhảm:
- Mấy năm qua tiền xây cung điện đúng là tốn kém, cháy lại xây, xây lại cháy, đúng là cầm bạc triều đình ném xuống nước ... Hoàng thượng, lão thần cả gan nói một câu, người đừng đốt bùa trong cung nữa.
Vốn cung điện cháy làm Gia Tĩnh đế phiền lòng rồi, Nghiêm Tung không thức thời cứ đứng bên cảnh lải nhải đâu đâu, làm sắc mặt Gia Tĩnh đế càng tối đen.
Từ Giai thấy Nghiêm Tung, liền đứng dậy, mặc dù ông ta thấy Nghiêm Tung nói sai càng nhiều càng vui, nhưng làm hoàng thượng bớt giận thì lợi nhiều hơn, vì thế vội nói:
- Các lão, hiện giờ không phải lúc nói chuyện này, chúng ta nên nghĩ xem tẩm cung của hoàng thượng nên đặt ở đâu đã.
Gia Tĩnh đế nhớ ra :" Phải rồi, chỗ ngủ của ta đã bị thiêu cháy, đêm nay không thể ăn gió năm sương chứ hả?"
- Tây Uyển thiếu gì cung thất chứ.
Nghiêm Tung nghĩ một lúc rồi nói:
- Hoàng thượng có thể chọn một cái vừa ý ở tạm.
Gia Tĩnh không tỏ thái độ, hỏi Từ Giai:
- Từ các lão thấy sao?
Từ Giai quan sát sắc mặt, biết hoàng đế không thích phương án này, liền thong thả nói:
- Chuyện xảy ra bất ngờ, nơi khác không có chuẩn bị, hiện giờ chỉ đành làm theo cách của Nghiêm các lão thôi ... Có điều hoàng thượng tiết kiệm, trong Tây Uyển ngoại trừ Ngọc Hi cung ra, cung thất khác không được tu sửa, kiến trúc cũ kỹ, quy mô chật hẹp, làm sao có thể dùng làm tẩm cung của quân vương? Cho nên thần cho rằng, tạm thời thì được, nhưng không thể ở lâu.
- Ừm, ý trẫm cũng thế.
Thấy Từ Giai nói trúng suy nghĩ của mình, Gia Tĩnh đế hết sức cao hứng.
Nghiêm Tung nghe ra, vội nói:
- Ý thần cũng thế.
Thấy lão ta còn biết điều, sắc mặt Gia Tĩnh hoàn hoãn hơn:
- Nếu điện bên không thể ở lâu, vậy trẫm đi đâu mới ở lâu được.
Nghiêm Tung nhìn Từ Giai, thầm nghĩ :" Ngươi nói đi chứ!" Ai ngờ Từ Giai cố ý để lão ta bêu xấu, ngó lơ như chuyện chẳng liên quan tới mình. Nghiêm Tung đành vắt óc suy nghĩ, nghĩ mãi nghĩ mãi cũng ra được một chủ ý:
- Hoàng thượng, từ sau trận hỏa hoạn lớn năm Gia Tĩnh thứ 36, triều đình mỗi năm đều đầu tư vô số bạc trùng tu đại nội, thần nghe nói cơ bản đã làm xong, hẳn là trời có ý để hoàng thượng trở về, cho nên mới giáng trận hỏa hoạn này xuống.
Lão ta nghĩ :" Như thế một là hoàng thượng có thể khôi phục nghi lễ, trông nom triều chính, quần thần sẽ không bảo ta chỉ biết xu nịnh, không biết nghĩ tới quốc gia nữa.
Nhưng nói xong, lão ta nhìn trộm sắc mặt Gia Tĩnh đế, thấy hoàng đế chẳng có vẻ gì hài lòng, ngược lại như còn muốn giết người.
Cho dù lão ta tuổi già trí tuệ suy giảm, nhưng cũng thình lình nhớ gia vì sao hoàng đế lại chuyển từ trong đại nội ra.
Sau sự kiện cung biến Nhâm Dân năm Gia Tính thứ 21, hoàng đế thiếu chút nữa bị một đám cung nữ mưu sát, trong lòng đầy sợ hãi và ác cảm với đại nội, cứ nhắc tới đại nội là run sợ, trừ mỗi năm đành phải trở về tham gia lễ điển, tế lễ tổ tông ra tuyệt đối không bước chân vào đại nội nửa bước.
Hiện giờ Nghiêm Tung lại kiến nghị Gia Tĩnh về đại nội là chạm vào điều hoàng đế kiêng kỵ nhất, sao có thể có sắc mặt tốt cho được?
Vừa thấy hoàng đế nổi giận, Nghiêm Tung cuống cả lên, vội sửa lời:
- Nếu như hoàng thượng không muốn trở về đại nội, như vậy Nam Cung vừa mới tu sửa hoàn tất, cũng có thể làm tẩm cung của hoàng thượng ...
Lời vừa nói ra sấm chớp nổ ầm ầm, làm mọi người ở đó choáng váng, thầm nghĩ Nghiêm đại nhân hôm nay làm sao vậy, muốn sấm sét đánh chết hay sao?
Nếu như nói Đại nội là điều kiêng kỵ riêng của một mình Gia Tĩnh đế, thì Nam Cung lại là kiêng kỵ của tất cả hoàng đế Đại Minh.
vì năm xưa sau biến cố Thổ Mộc Bảo, Anh Tông hoàng đế bị Dã Tiên bắt làm tù binh, vì chống quân xâm lược, bảo vệ triều đình, quan viên triều Minh liền đưa đệ đệ Anh Tông lên ngôi làm đế, là Cảnh Thái đế. Về sau Dã Tiên thấy con cờ Anh Tông trong tay vô dụng, trong lòng rất tức giận, vì chơi xấu triều Minh, ông ta thả Anh Tông về.
Nhưng Cảnh Đế đang làm vua sướng, làm sao chịu nhường hoàng vị ra? Vì thế đem Minh Anh Tông hết thời giam lòng trong Trùng Hoa cung, cũng chính là Nam Cung.
Bởi thế trong mắt Gia Tĩnh, Nam Cung chính là chỗ "giam cầm", cực kỳ xui xẻo. Hiện giờ Nghiêm Tung lại muốn "đầy" trẫm tới đó, chẳng lẽ muốn trẫm bị giám lỏng thoái vị sao?
Câu chuyện này, cho dù là thái giám như Hoàng Cẩm và Trần Hồng cũng hiểu, mà Nghiêm các lão xưa nay coi lấy lòng hoàng đế là trách nhiệm của mình lại muốn bảo hoàng đế tới chỗ quỷ quái đó, không biết là uống nhầm thuốc gì rồi. Đều hoảng sợ cúi đầu xuống, chỉ e bị vạ lây.
Quả nhiên Gia Tĩnh đề nổi điên, ông ta đem hết uất ức vì cung điện bị cháy đổ hết lên đầu Nghiêm Tung, thậm chí nguyền rủa nữ tính trực hệ của Nghiêm Tung. Nghiêm Tung hầu hạ hoàng đế ba mươi năm, lần đầu tiên được vinh dự bậc này.
Nhìn thấy Nghiêm các lão bị chửi mắng tối tăm mặt mũi, Từ Giai luôn bàng quan ý thức được đây là cơ hội ngàn năm mới có.
Cho dù biết, đề nghị của mình sẽ làm mệt dân hại nước, mà đệ nghị của Nghiêm Tung, bất kể động cơ ra sao, khách quan đều tiết kiệm nhân lực vật lực, đem so ra bản thân giống gian thần hơn.
Nhưng Từ Giai bất chấp hết, ông ta chỉ biết vì đánh bại người này, mình đã đợi đúng 15 năm, nay cơ hội đã tới, tuyệt đối không thể bỏ qua.
Không luận đúng sai, chỉ cần biết thắng bại.
Nghĩ tới đó ông ta hít sâu một hơi không khí đầy vị khói lửa, phảng phất như ngửi thấy mùi chiến tranh, liền đi tới trước một bước, chắp tay trầm giọng nói:
- Hoàng thượng bớt giận, thần có lời muốn nói.
- Nói!
Gia Tĩnh đế chửi mắng mệt rồi, ngồi xuống ghế thở dốc, hiển nhiên là giận vô cùng.
Từ Giai dùng ngữ điệu chậm rãi vốn có, nói:
- Có câu chủ lo thần nhục, nếu như chỗ ở của quân phụ cũng chẳng ổn định, kẻ làm thần tử thật không biết giấu mặt vào đâu. Thần cho rằng điện phụ chật hẹp cũ kỹ, Nam Cung lại có điềm dữ, đều không phải chỗ ở thích hợp.
- Vậy thì trẫm đi đâu ở đây?
Gia Tĩnh đế giọng dịu xuống:
- Cho dù có ra đường ngủ trẫm cũng không tới đại nội và Nam Cung.
- Vi thần mấy ngày trước vừa làm phép tính, phát hiện ra, dựa theo hao tồn công bộ mua nguyên liệu, gỗ đá xây dựng ba đại điện, còn thừa chừng ba phần, đủ xây dựng lại Ngọc Hi cung, hơn nữa hơn vạn thợ thuyền còn chưa giải tán, có thể lệnh bọn họ chuyển sang xây Ngọc Hi cung, tối đa ba tháng là có thể hoàn thành.
Vừa nghe thấy nhanh như thế đã xây xong, hơn nữa lại không cần mua vật liệu, Gia Tĩnh đế tức thì vui vẻ, thân mật vỗ vai Từ Giai:
- Tử Thăng à, khanh đúng là Quản Trọng của Trẫm.
Tử Thăng là tên chữ của Từ Giai.
Từ Giai vội nói:
- Vi thần không dám.
Gia Tĩnh đế phấn khởi nói:
- Hoảng Cẩm, soạn chỉ.
Hoàng Cẩm vội mang tới một cái bàn nhỏ, trải thánh chỉ trống lên, chăm chú đợi hoàng đế hạ lệnh. Gia Tính đế nói:
- Đại học sĩ Từ Giai trung thành cần mẫn, quả cảm quyết đoán, lòng trẫm rất mừng, đặc cấp thăng thiếu sư kiêm thiếu phó, ban thưởng mãng bào.
Nghe lời hoàng đế, Hoàng Cẩm nhanh chóng phiên dịch thành văn biền ngẫu hoa lệ, biến thành thánh chỉ, cho Gia Tĩnh đế xem xong, liền đấu dấu sinh hiệu lực.
Từ Giai cảm kích khấu đầu mãi, ai ngờ chuyện vui còn ở đằng sau:
- Trưởng tử của khanh vẫn làm quan ở trong kinh hả?
- Thừa ân điển hoàng thượng, khuyển tử ấm quan, làm việc ở Thái thường tự.
- Ừm, bao tuổi rồi.
- Ba bảy ạ.
Từ Giai đáp.
- Ồ, có thể một mình đảm đương trọng trách rồi.
Gia Tĩnh đế hạ chiếu:
- Ban Từ Phan làm chủ sự công bộ kiêm thiếu khanh Thái Thường, toàn quyền phụ trách tu sửa tẩm cung, khâm thử.
Đây rõ ràng là phúc lợi thêm cho Từ gia.
- Hoàng thượng, ngàn vạn không được.
Từ Giai vội nói:
- Khuyển tử không xuất thân chính đồ, hai là chưa từng đảm nhận công trình nào, sao dám tùy tiện đảm đương trọng trách nhường này.
- Ài, có ai là sinh ra đã biết đâu.
Gia Tĩnh đế liếc nhìn Nghiêm Tung:
- Nhi tử Nghiêm các lão cũng không xuất thân chính đồ, mà làm tới quan lớn nhị phẩm đấy thôi, sao nhi tử của khanh lại không làm được. Hơn nữa hắn có gì không hiểu, còn có khanh chiếu cố giúp mà, chẳng lẽ còn có sai sót gì được hay sao?
Từ Giai lúc này mới "miễn cưỡng" nhận.
Cảnh quần thần tâm đầu ý hợp đó khiến Nghiêm Tung bị vứt bỏ một bên sợ hãi, lão ta cuối cùng cũng ý thức ðược, cho dù mình không muốn, thời khắc thay thế thủ phụ nội các đã tới ...
Xưa nay người ta chỉ thấy người mới cười, ai nghe người cũ khóc? Lão ta nhận ra sự thực dụng của Gia Tĩnh đế, bản thân già cả rồi, vô dụng rồi, liền đá sang một bên. Tức thì Nghiêm Tung lòng đầy chua chát, sức lực toàn thân mất sạch, ngã lăn ra đất.
Người bên cạnh vội đỡ lấy lão ta, Gia Tĩnh đế thấy Nghiêm Tung hồn siêu phách lạ, không đành lòng nói:
- Các lão vất vả nhiều này rồi, mau đưa ông ấy về nhà nghỉ đi.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.