Nói thực ra bảo Nghiêm Tung là Đồ Long đao thì quá đề cao lão rồi, bởi vì quan viên vươn lên kiểu lão, không qua kiếp sống địa phương, không đảm nhận qua công tác hành chính cụ thể nào ... Nói một cách không quá lớn là, Nghiêm các lão quyền mưu có thể xếp vào năm hạng đầu trong các thủ phủ của Minh triều, nhưng năng lực chấp chính thì có thể xếp thứ nhất từ đít lên không cần tranh cãi gì.
Từ Giai và Nghiêm Tung kỳ thực không thù không oán, ngược lại Nghiêm các lão còn có ơn nâng đỡ Từ Giai, nhưng Từ Giai trải nghiệm khác với Nghiêm Tung, ông ta cảm thụ được suy vong của đế quốc khiến dân chúng lầm than, cho nên lòng lo lắng trùng trùng, gan ruột tan nát. Tới lúc không thể nhẫn nhịn được thói ngồi không ăn bám, mặt dầy vô sỉ của Nghiêm Tung, Từ Giai cuối cùng quyết liệt với Nghiêm các lão.
Triều đường Gia Tĩnh khó khăn lắm mới yên ổn được mấy năm lại khơi lên phong ba rồi.
~~~~~~~~~~~~~~~
Tháng chín Yêm Đáp xâm phạm, cho Từ Giai một cơ hội thể hiện cực tốt, ông ta lợi dụng kỹ năng ngoại giao cao siêu của mình, lừa Yêm Đáp một vố. Bắt người Mông Cổ dựa theo yêu cầu viết lại quốc thư, thư còn chưa chuyển tới Bắc Kinh đã hay tin quân đội Bắc Trực Đãi tới ngoài thành Bắc Kinh, quân đội ngoài thành lên tới tám vạn người.
Yêm Đáp bấy giờ mới biết mình bị chơi xỏ, nhưng chẳng thể làm gì được người ta, đành vừa chửi rủa vừa ấm ức rút lui.
Là người chiến thắng duy nhất trong sự kiện này, Từ Giai được phong là Thái Tử Thái Bảo, mặc Đấu Ngưu phục, ngồi kiệu trong Tây Uyển, địa vị gần như ngang hàng với Nghiêm Tung. Nhưng những thứ hư danh đó không phải quan trọng nhất, mà quan trọng là địa vị ông ta trong lòng hoàng đế ngày càng cao. Ví như ban đầu Gia Tĩnh chỉ vời Nghiêm Tung tới cung Ngọc Hi, hiện giờ không có chuyện gì cũng gọi Từ Giai tới tán gẫu, báo cáo tình hình. Hơn nữa ông ta đúng là giỏi hơn Nghiêm Tung nhiều, chuyện gì cũng có thể làm kín kẽ, làm Gia Tĩnh bớt lo không ít, cho nên dù ông ta bản tính cẩn thận, cũng thấy mình thay thế Nghiêm Tung tuổi cao chỉ là chuyện sớm muộn.
Các đại thần trong triều rất mẫn cảm, khi bọn họ phát hiện ra Từ các lão dần được sủng ái, nhất là lần này thứ phụ thay Nghiêm các lão gác cửa, càng khẳng định phán đoán này, vì thế không ít kẻ tâm tư linh hoạt và một số chí sĩ trung trinh chân chính âm thầm ngả theo ông ta, vây cánh của Từ các lão lớn dần.
Ông ta dự liệu được, Nghiêm Tung báo thủ và phản kích ập đến mãnh liệt, nhưng không ngờ lão già đó lại điên cuồng tư tư tự lợi tới cực điểm, bất chấp cả an nguy đông nam. Điên cuồng phản kích lên Trương Kinh .. Mặc dù bề ngoài là vì Triệu Văn Hoa và Trương Kinh kết oán riêng, cho nên mới dâng tấu chương đàn hặc Trương Kinh bo bo giữ mình, sợ chiến đấu, dung túng giặc Oa.
Nhưng chỉ có quỷ mới tin, nếu không có Nghiêm Tung giở trò sau lưng, Triệu Văn Hoa sau khi tế hải trở về, lại được ủy nhiệm làm giám quân đông nam, ở lại Giang Chiết mấy tháng không, lại đột nhiên phát động công kích Trương Kinh vài ngày sau Từ Giai thể hiện thần uy? Kỳ thực nguyên nhân chẳng có gì phức tạp, chỉ vì Trương Kinh là do Từ Giai tiến cử, mà hoàng đế lại quan tâm tới chiến sự đông nam, cho nên Nghiêm các lão thua mốn ván ở phương bắc, liền cắn trả một ván ở phương nam.
Từ Giai ban đầu vốn không sợ, vì ông ta tính khắp toàn triều, phát hiện ngoại trừ Trương Kinh ra, không tìm ra nổi quan viên có thể nắm đại cục kháng Oa nữa. Vì thế ông ta có kết luận, trước kia Oa họa ở đông nam bình định xong, Trương Kinh sẽ an toàn. Nên không để công kích của Triệu Văn Hoa trong lòng.
Cho tới tận đêm nay, nghe Gia Tĩnh nói ta thừa nhận ân tình của ngươi, ông ta cuối cùng kinh sợ phát hiện, hoàng đế muốn ra tay với Trương Kinh ... Vì ý tứ của câu này là, nể công lao ngày trước, ta không truy cứu trách nhiệm của ngươi. Còn có ý ngầm, nhưng trách nhiệm của kẻ nào đó thì trẫm sẽ truy cứu.
Chẳng cần đoán, kẻ nào đó là Trương Kinh rồi.
Từ Giai còn muốn tranh biện cho Trương Kinh mấy câu, nhưng thấy bệ hạ phất tay nói:
- Lý Phương, lấy tấu chương tham tấu Trương Kinh khiêng ra đây.
Từ Giai nghe thấy chữ "khiêng" liền ngẩng đầu lên, quả nhiên thấy Lý Phương và Hoàng Cầm khiêng một rương gỗ màu vàng, rương không đậy nắp, bên trong toàn là tấu trương.
Cái rương nặng đặt giữa hoàng đế và Từ Giai, phát ra tiếng động trầm ngột ngạt, khiến tim gan Từ Giai như muốn vỡ nát.
Gia Tĩnh thuận tay lấy một bản tấu chương, xem qua nói:
- Hộ khoa cấp sự Trung Mã Càn tham tấu Trương Kinh lừa dối bất trung.
Nói xong ném qua chân Từ Giai, lấy một bản khác liếc qua:
- Đô sát viện giám sát ngự sự Từ Càn Ứng tham tấu Trương Kinh làm lỡ quân cơ.
Lại ném xuống chân Từ Giai, đọc một bản khác:
- Binh bộ trị phương ti chủ sự Tiền Chí Duy tham tấu Trương Kinh ăn bớt quân phí.
Lại ném xuống chân ông ta, đọc liền bảy tám bản tấu chương, lửa giận của hoàng đế bốc lên, đưa cả hai tay sục vào trong rương tấu chương, vừa ném từng bản vào Từ Giai, vừa quát tháo:
- Trấm tín nhiệm ông ta, ông ta trả cho trẫm cái gì? Bo go giữ mình, bớt xén quân phí, tham tiền phạm pháp, sợ địch không đánh? Thiên hạ còn có loại thần tử như thế sao?
Nói tới đó giọng Gia Tĩnh chói lọi vô cùng, rồi nói ra một câu làm ông ta không sao chấp nhận được:
- Khiến có dân gian có tục ngữ Bắc Gia Tĩnh, Nam Trương Kinh, ta thấy ông ta muốn ngồi ngang hàng với trẫm lắm rồi.
Mỗi một tấu trương có vỏ ngoài cứng rắn ném lên người Từ Giai, lần nào cũng làm ông ta đau đớn vô cùng, ông ta chỉ đành quỳ xuống, dùng phương thức thấp hèn nhất để giảm bớt vị trí bị ăn đòn. Dần dần tấu trương nhấn chím ông ta, phẫn nộ của hoàng đế mới dừng lại, họi ông ta lạnh như băng:
- Trương Kinh phải xử trí ra sao đây?
Từ Giai thầm thở dài trong lòng :" Nghiêm Tung à Nghiêm Tung, ngươi thật ác độc!" Ông ta biết Nghiêm Tung nắm chắc mình sẽ bảo vệ Trương Kinh, nên mới thình lình phát động tấn công, nếu như không muốn bị liên lụy phải nói một câu :" Tùy bệ hạ xử trí." Nhưng câu đó ông ta không nói ra được, mặc dù một lòng leo lên trên, ông ta đã vứt bỏ tôn nghiêm, nhưng Từ Giai không đánh mất nguyên tắc, ông ta biết nguy cơ đông nam chỉ có Trương Kinh phá giải được. Nếu như cả mình cũng không ủng hộ nữa, Trương Kinh một chút hi vọng cũng chẳng có, tới khi ấy duyên hải đông nam sẽ biến thành thế nào? Từ Giai không dám tưởng tượng.
Cho nên ông ta ngẩng mặt lên, mặt đầy nước mắt cầu khẩn:
- Bệ hạ, đông nam không thể loạn được.
Giọng Gia Tĩnh vẫn lạnh như băng:
- Không có họ Trương, trấm cũng không tới mức hết người để dùng.
Từ Giai khẩn thiết nói:
- Rất có khả năng Trương Kinh có an bài khác...
- Vậy vì sao ông ta không báo lên nội các, không báo cho trẫm biết?
Gia Tĩnh nổi giận:
- Bao nhiêu bản tham tấu đàn hặc gửi lên rồi, sao không thấy ông ta tự biện hộ một chữ?.
||||| Truyện đề cử: Tình Yêu Ngọt Ngào Và Ấm Áp |||||
- Trương tổng đốc có thể đang tuần thị quân cơ tiền tuyến không biết tình hình.
Từ Giai nói:
- Vi thần có thể dùng tính mạng bản thân ra đảm bảo, Trương Kinh không hai lòng. Nhưng kẻ có tài thường kiêu ngạo, lúc nguy nan mới thấy giá trị người tài, khẩn cầu bệ hạ bao dung.
Ông ta cho rằng chỉ cần hoàng đế tạm thời nhẫn nại, đợi Trương Kinh bình định loạn Oa xong, những tham tấu đàn hặc này sẽ không còn nữa.
Bất kể thế nào, muốn làm được việc mà trong triều không có người là vạn lần không thể.
Mấy câu nói của Từ Giai trong thời khắc quan trọng cuối cùng làm hoàng đế tạm thời nén lửa giận, bực bội nói:
- May cho lão già đó.
Rồi nói với Hoàng Cẩm:
- Soạn chỉ.
Không khí như thế làm Hoàng Cẩm không dám lên tiếng, ngoan ngoãn lấy giấy bút, chổng mông quỳ xuống đất.
- Lệnh Cẩm Y Vệ lập tức bắt Trương Kinh vào kinh thẩm vấn.
Hoàng Cẩm thẩm nhủ :" Thế này mà gọi là may à?" Ngẩng đầu lên chớp mắt mấy cái nói:
- Khâm thử.
Hoàng đế mặt âm trầm nói với Từ Giai:
- Lui ra đi.
Từ Giải biết với hoàng đế mà nói, đây đã là cực hạn của nhượng bộ rồi, dù không cam lòng, nhưng vẫn ngoan ngoãn hành lễ lui ra.
~~~~~~~~~~~~~
Ông ta đi ra, sao trời bị mây mù che phủ, tầng mây nặng nề hạ cực thếp, làm người ta ngột ngạt, nhìn bầu trời cuồn cuộn mây đen, Từ Giai khẽ thở dài:
- Mây đen ùn ùn kéo tới thành, tất thành sẽ bị diệt ...
Tùy tòng đằng sau vội khác áo choàng lên cho ông ta, khẽ nói:
- Các lão đi mau đi, sắp đổ tuyết rồi.
Từ Giai gật đầu, rảo bước rời khỏi cung Ngọc Hi, đi xa rồi ông ta mới nói:
- Trời vừa sáng ngươi lập tức rời khỏi cung, đi tìm Trương Thái Nhạc, bảo ông ta dùng tốc độ nhanh nhất truyền thư cho Trương Kinh, nói ...
Giọng chậm lại:
- Nói từ khi được tin, ngoan ngoãn ở lại phủ, ngàn vạn lần chớ hành động lỗ mãng, càng không nên kháng chi, ngoan ngoãn về kinh, tất cả có lão phu chu toàn.
Nghĩ một lúc, ông ta lại sợ Trương Kinh áp lực tâm lý quá lớn, liền bổ xung:
- Nói với Trương Kinh, bệ hạ chỉ cần ông ta trở về để nói rõ ràng, vẫn sẽ để ông ta quay lại đông nam .. Nhớ kỹ chưa?
- Vâng.
Tùy tùng nhắc lại một lượt, Từ Giai gật đầu. Đi qua một viện tự gần đó, ông ta không kìm được nhìn vào bên trong, đó là nơi ở trong Tây Uyển của Nghiêm các lão. Vì chỗ ở kiêm làm việc của các lão ở Tây Uyển là Trị Lư thấp bé tồi tnà, hơn nữa đều là đông tây sương phòng, hè nắng chiếu, đông gió thổi, ở trong đó khổ không nói hết. Nghiêm Tung ban đầu cũng ở trong đó, nhưng mấy năm trước được hoàng đế ban ân , xây chỗ ở riêng gần Vô Dật điện, phòng chính quay về hướng Nam, từ đó Nghiêm các lão không còn chịu cái khổ đông lạnh hè nóng nữa, làm những các lão khác vừa hâm mộ vừa ghen tị.
Nhìn bên trong đã tắt đèn, Từ Giai chậm rãi lắc đầu, đi về phía Trị Lư tối tăm lạnh lẽo.
Từng bốc tuyết lác đơi rơi lên đầu ông, dần dần cả Tây Uyển, cả Bắc Kinh bao phủ trong màn tuyết mù mịt.
Không biết Hàng Châu cách đó ba nghìn dặm, đêm nay có đổ tuyết không?