Ngược Về Thời Lê Sơ (Nam Việt Hải Quốc)

Chương 93: Sức mạnh của Dương Lăng




Giờ đây tại thành Phúc Kiến là một mảnh nhộn nhịp, tưng bừng, công thợ miền bắc cũng như miền Nam đại Minh đều tập trung tại đây. Hơn một vạn công tượng chính cùng không thể đếm nổi học đồ ở đây đã hầu như tập trung tất cả những bộ não bác học nhất Minhu triều rồi.
Dương Lăng đang mê mẩn đi quanh một khẩu đại tướng quân kiểu mới của hắn. Đây là kết quả của một câu nói của hắn thôi “ nghe nói có một loại khoáng vật cho vào làm thép cứng dai hơn. Thế nên sau tầm hai tuần với cả vạn thí nghiệm thì cuối cùng các công tượng đại Minh cũng tìm ra mangan và đặt tên nó là “hoàng thiếc”. Tuy rằng họ không nắm rõ tỉ lệ hiệu quả nhất nhưng rõ ràng là chất lượng thép tăng cao hơn nhiều so với trước đây. Thế nên pháo được đúc ra dài hơn, mỏng hơn, bền hơn. Nên cho dù tăng chiều dài của nòng pháo thế nhưng trọng lượng không hề tăng.
Các công thợ cũng không làm Dương Lăng thất vọng khi đã chế được giá pháo mặc dù rất thủ công, không có cánh tay đòn và trục xoay nên công tác di động rất khó khăn nhưng không hề giảm sự nhiệt tình của các pháo binh. Họ đang đứng sau Dương Lăng chầm chồ khen ngợi sáng tạo thần kì của hắn, họ nghjx rằng nếu có những siêu phẩm như vậy thì sẽ không có trận thua chật vật gần Đài Loan đảo. Để vận hành được những siêu pháo này cần 50 người chia nhau làm hai tốp trong đó một nhóm sẽ là dự bị thay thế khi nhóm khác mệt mỏi. Nhưng những khẩu pháo dài 9,5m này vẫn vô duyên với bộ binh vì trọng lượng lên tới 130 tấn không thể dã chiến theo bộ binh được. Nhưng nếu vây thành thì lại là câu chuyện khác.
Ngoài ra các vũ khí khác cũng được Dương Lăng phát triển hết sức mạnh me, ví dụ như lựu đạn mặc dù thô to và nặng, dùng thủ thành vẫn rất tốt, nhưng nếu dã chiến thì hơi bất tiện vì chỉ những người có sức khỏe mới có thể nén xa, nếu không sát thương địch nhân một ngàn cũng tổn tám trăm. Pháo nhẹ bắn đạn ria tầm xa 100m cũng là ưu tiên của Dương Lăng, tất cả những gì hắn nghiên cứu được đều gửi thám mã một phần về cho Chu Đệ. Mặc dù không có Dương Lăng ở đó thì chắc Công tượng của Chu Đệ cũng chả chế được cái gì ra hồn nhưng có còn hơn không. CHu Đệ chỉ phải đối phó cấm vệ quân Kim Đô mà thôi, trong lịch sử Chu Đệ đã dễ dàng thắng nên hắn chỉ vẽ rắn thêm chân khiến Chu đệ nợ Dương Lăng một cái nhân tình.
Mặc dù vẫn biết với số lượng đông đảo công tượng sức sản xuất của Dương Lăng là bá đạo nhưng vì chủ yếu là thủ công. Cho nên gần bốn vạn người ngày đêm lao động cũng chỉ có thể trang bị 4 vạn súng kíp rãnh xoáy và pháo mới cho 65 chiến hạm tại Phúc Kiến còn thủy binh Nam Trực Lệ và câc nơi khác hắn dùng để vận binh.
Ba mươi vạn đại quân của Hoàng Trung, Hàn Quang đã dục dịch tại Quảng Tây mượn cớ cuả Dương Lăng mà chẩn bị thảo phạt đại Ngu, thế nhưng Dương Lăng lại bất động, hắn đang chờ tín hiệu từ Yên Vương Chu Đệ.
Chuyện gì tới cuối cùng cũng phải tới, ngày 14 tháng 4 năm 1402, ba mươi vạn đại quân Minh triều đã trùng điệp xuất phát tới biên giới đại Ngu. Cuộc chiến Minh - Ngu vì có sự xuất hiện của các nhân vật xuyên phá rối mà đã bị thúc đẩy diễn ra sớm hơn lịch sử ba năm. Cũng cùng thời điểm gần 200 chiến hạm trùng điệp rời cảng Phúc Kiến tiến về Quản Châu để hội họp cùng hơn 800 chiến hạm tập hợp của vùng Nam Trực Lệ và Quảng Châu, sau đó lấy Quảng Châu quân cảng làm bàn đạp để tấn công Hải Nam đảo.
Hai vương triều non trẻ Đại Ngu và Nam Việt đều đã nhận được tin tức và phản ứng của họ khá trái ngược nhau. Nhà Hồ đang rất căm tức Nam Việt triều do tên hoàng tộc vong quốc Trần Nguyên Hãn làm ăn bậy bạ khiến họ bị liên lụy nhưng Hồ Quý Ly và các văn thần võ tướng không hề sợ hãi tránh chiến. Bên Nam Việt triều thì lại một mảng hưng phấn bừng bừng, dốc toàn quốc lực họ có năm vạn trường thương binh, trong đó có hai vạn là tinh nhuệ với súng trường côn quay và ba vạn Lê tộc binh sĩ thuộc 8 thành trì. Với súng súng kíp nòng tuyp nước dài 1m đủ bắn xa 350m Lê tộc binh mang danh là phụ binh nhưng không thể coi thường. Một tháng trời tậo bắn liên tục đã làm cho ba vạn nông dân vũ trang trở thành hung vật giết người thực thụ. Người Bách việt hung hãn không sợ chết có truyền thống từ thời Ngô, Đông Hán. Nay lại qua một thời gian tẩy não của giáo đường mọc lên như nấm, họ lại càng hung mãng hơn. Có câu là "chết vì Long tử Vương gia linh hồn sẽ nhập Long Thần quốc độ". Một truyền trăm, trăm truyền ngàn, ngàn thành vạn họ nói nhiều đến súy nữa Nguyên Hãn cũng tin là thật.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.