Ngược Về Thời Lê Sơ (Nam Việt Hải Quốc)

Chương 180: Bất ngờ Phát minh động cơ tuabin




Sáng 12 tháng 4 âm lịch. Tất cả nội các và Vương gia đều tập trung tại Xưởng cơ khí Hoàng gia 001 tại vị trí Đập thủy lợi Đông Triều để chứng kiến một giây phút tuyệt vời của sự phát triển công nghệ tại Nam Minh, cỗ máy hơi nước đầu tiên của thế giới. Nói đến chuyện này thì Nguyên Hãn cũng bất ngờ, vì sợ nguy hiểm cháy nổ nên hắn cật lực bảo lưu công nghệ động cơ hơi nước. Thế nhưng cái này là do 3 tên cuồng nhân chế ra không hề liên quan đến hắn.
Công nghệ của 3 tên Nikola, Luca và Trần Quân nghiên cứu không phải là động cơ xilanh pitong mà là công nghệ tuabin. Từ khi tuabin thủy lực ở các đập thủy lợi thành công thì ba tên cuồng nhân này canh cánh trong lòng việc tìm các nhiên liệu khác thay cho thủy lực. Ngay khi đến xưởng đóng tàu họ thấy các nồi hơi nước phun hơi nước nóng làm mềm gỗ vậy là sự kết hợp giữa hai công nghệ này ra đời. Họ chế một bình hơi nước kín có ống dẫn tới một tuabin cánh quạt, đơn giản khi mở van cho luồng hơi nước chạy qua thì sẽ làm tuabin quay. Tuy thành công nhưng vì hạn chế kiến thức nên họ dập khuôn kiểu tuabin thủy lực nên công suất chả ra sao. Thế nhưng toàn bộ đều vỗ tay hoan hô, đây đúng là một tiến bộ của nhân loại rồi, 3 tên này tin tưởng cho họ thời gian thì họ có thể nâng cao công suất của động cơ. Hôm nay tập trung tại đây vì họ muốn chứng minh dự án của họ là khả thi và mong muốn được sự đầu tư của chính phủ. Giờ đây muốn dấu cũng chẳng xong vì vậy Nguyên Hãn cần phải hướng dẫn cẩn thận cho họ tránh sai lầm gây nguy hiểm.
- Thật ra đây chính là động cơ hơi nước, không ngờ các ngươi có thể tự nghĩ ra cơ chế cơ bản nhất rất đáng khen ngợi nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót.... mang giấy ra đây..... các ngươi nên cải tạo như vậy...... như vậy....
Nguyên Hãn vẫn dấu nhẹm chuyện động cơ Xilanh Pitong công nghệ bây giờ chưa đủ để chế tạo những động cơ như vậy. Thế nhưng hơi nước áp suất cao cho chạy qua tuabin cánh quạt thì hoàn toàn có thể làm được, mà công suất cũng không thấp lắm. Nếu chế tinh mĩ hoàn toàn có thể làm động cơ máy cưa, máy khoan, máy tiện cỡ nhỏ chế tạo nòng súng, còn thủy lợi thì tập chung chế pháo và các linh kiện đại hình. Đây cũng là thiếu xót của Nguyên Hãn, vì cứ nghĩ đến động cơ hơi nước là hắn nghĩ ngay đến công nghệ pitong xilanh phức tạp. Đây chính là cái bẫy lối mòn suy nghĩ, ví dụ như nhắc tới gái hàn là nghĩ ngay đến phẫu thuật thẩm mĩ nhưng không biết rằng họ nổi tiếng nhiều mĩ nhân từ trước khi có công nghiệp thẩm mỹ đó.
Động cơ hơi nước ban đầu của ba tên cuồng nhân quá nhiều nhược điểm. Thứ nhất do họ dập khuôn tuabin đứng của đập nước nên không tận dụng hết được luồng áp lực của hơi nước. Thứ hai cấu tạo cánh quạt chỉ một lớp và thô to không phù hợp cuối cùng là hơi nước thoát ra không có bổ xung khi hơi nước bốc hết cũng là lúc động cơ dừng lại. Bốn điểm này tạo cho động cơ sơ khai này công suất thấp và thời gian hoạt động ngắn.
Bản vẽ của Nguyên Hãn khắc phục hết các nhược điểm này. Đầu tiên là tuabin sẽ là ống sắt hình trụ nằm ngang do đoa luồng hơi nước sẽ chạy dọc theo tua bin. Thứ hai mỗi tuabin sẽ có từ 3 hàng cánh quạt trở lên và cách giữa chúng là các tấm thép có khoan lỗ thông theo chiều chéo ngược lại chiều cánh quạt. Khi hơi nước đi qua lỗ thông gió này nó sẽ tạo nên lực phun tập trung, mỗi lỗ gió sẽ phun hơi áp lực cao lên mỗi cánh quạt. Do đó lực tác dụng không bị phân tán, tận dụng tối đa hiệu suất của hơi nước. Tiếp đó cáng quạt được làm nhỏ hơn mảnh hơn với số lượng hàng trăm cánh quạt mỗi hàng, tương đương với chúng à hàng trăm lỗ gió để đảm bảo mỗi cánh quạt luôn được một lỗ gió thổi hơi. Tiếp theo là lỗ thoát của hơi nước sẽ được nối với ống đồng ruột mèo nhằm làm mát hơi nước, để sau khi đi một vòng lớn sẽ quay về với lò hơi nước.
Nhìn thấy thiết kế tinh tế đến mức “khủng bố” của Vương Gia tất cả các nhà khoa học và công tượng trở nên ngây ngẩn rồi. Hóa ra vương gia quả thật rất hiểu rõ về động xơ này chẳng qua ngài sợ nó nguy hiểm gây tai nạn nên dấu đi mà thôi. Nhưng họ không hề nản trí mà trái lại càng hưng phấn, vì họ đã tự mình nghĩ ra bước đầu của công nghệ, thật sự họ đã và đang đuổi theo trí tuệ quá siêu việt của Vương Gia.
Nguyên Hãn được cho là có trí tuệ thần kỳ và uyên bác nhất trên thế giới, ít nhất toàn bộ Nam Việt cho là vậy. Thế nên các nhà khoa học này không hề có ý so sánh với Vương gia mà họ chỉ muốn được học một chút gì của ngài, vậy thì ấm cả đời rồi.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.