Đệ Nhất Đế Quốc

Chương 57: Khắp nơi rung động




Chưa dừng lại ở đó, Hoàng Ái Quốc còn để Cái Bang ồ ạt tuyên truyền. Khắp Đàng ngoài, bầu không khí bùng nổ, nơi đâu cũng vang lên lời bàn tán.
Làng Tòng Lệnh ( Bắc Giang), gia đình họ Phạm là một gia đình địa chủ lâu đời. Phạm Liễn làm người khôn khéo, lại giỏi buôn bán, nên có của ăn của để. Lại chỉ sinh được một người con gái, nên Phạm Liễn yêu chiều vô cùng, con thích gì làm đó, cũng không cấm cản. Chính vì thế, khác với những người con gái đương thời, Phạm Thị Hiền văn võ toàn tài. Tới 20 tuổi, đã mở trường dậy võ. Đệ tử từ năm ba người trong xóm vụt nhảy lên hàng chục hàng vài ba chục... Một số người tuy đã có con tay dắt tay bồng, mà cũng đến xin học. Tài nghệ đã tinh mà cách đối xử cách dạy dỗ lại đứng đắn, nên Phạm Thị Hiền được chị em kính yêu, quý trọng.
Phạm Thị Hiền càng lớn càng xinh đẹp. Khách “rắp ranh bắn sẻ, ngấp nghé trông sao” ở gần có ở xa có, ngày nào cũng có người đến sân. Nhưng phần đông hễ thấy mặt Phạm Thị Hiền thì “run như run thần tử thấy long nhan”, vì trong vẻ đẹp kiều diễm của Phạm Thị Hiền lại có vẻ uy nghiêm.
Ðôi mắt ngước lên nhìn như đôi lằn điện chiếu. Những chàng trai nhát gan thì vừa đến sân đã lùi ra khỏi ngõ. Còn những chàng trai có nhiều ít đởm lực thì bước vào thềm. Nhưng mới bị hỏi sơ vài câu về võ về văn thì lưỡi tự nhiên cứng lại. Vì vậy cho đến hai mươi tuổi mà Phạm Thị Hiền “tay không chân rỗi”. Thời xưa, con gái mười bảy, mười tám tuổi mà chưa có chồng thì cha mẹ rất lấy làm lo. Nhà họ Phạm cũng thế. Một hôm bà mẹ tỏ ý lo ngại cùng con. Phạm Thị Hiền cười:
“ Bà Trưng có chồng, bà Triệu đâu có chồng. Nhưng ai dám cười chê.”
Hôm nay như thường lệ, Phạm Thị Hiền sau khi dậy võ xong, trở lại tiểu viện múa những bài quyền, thầm ước ao có ngày thực hiện được ước mong như Bà Trưng, Bà Triệu, thì Phạm Thị Nhạn chạy tới:
“ Tỷ ơi, tỷ ơi…”
Phạm Thị Hiền ngưng lại, nhìn Phạm Thị Nhạn cười:
“ Có gì mà vội vã thế. Tỷ đã không phải bảo muội, dục tốc bất đạt ư?”
Phạm Thị Nhạn ngây ngô:
“ Vâng. Vâng. Tại chuyện này gấp. Tỷ đọc đi.”
Vừa nói vừa đưa cho chiếu chỉ. Phạm Thị Hiền đôi mắt sáng bừng, thích thú:
“Ta phải đi. Không biết thật giả, nhưng có cơ hội, chúng ta cũng theo đuổi. Muội tập hợp, mọi người lại, mai ta lên đường luôn trong kẻo muộn.”
“ Vâng.” Phạm Thị Nhạn chạy đi. Phạm Thị Hiền bước vào, định trình bầy thì Phạm Liễn sớm lường trước, quát:
“ Không thể được. Mọi việc ta đồng ý, nhưng sự việc này, ta không. Con không đi đâu hết.”
Phạm Thị Hiền nước mắt chực chực như mưa:
“ Phụ thân, người chán nghét con rồi đúng không. Con chết đi cho người xem.”
Phạm Liễn sao có thể chịu được, vội ôm con vỗ về, thở dài:
“ Đừng khóc. Đừng khóc mà. Cha cấm con là muốn tốt cho con. Nhà ta sở dĩ qua bao binh biến vẫn tồn tại, đó chính là không tham gia chính trường. Triều đình hiện tại cũng giống nhà Hồ năm xưa, như ngôi sao vụt sáng rồi tắt lịm. Chính sách tốt, nhưng đi ngược lại đại đa số, thì cũng không có kết quả tốt. Đợi một thời gian ổn, đi qua sau cũng không muộn.”
Nhìn cha thế, Phạm Thị Hiền gật đầu:
“ Vâng. Con về phòng trước.”
Tối hôm đó, Phạm Thị Hiền ăn nhanh lắm, xong kêu mệt đi ngủ. Khi bên ngoài vang lên tiếng chim cú kêu, vọt tường trèo qua, Phạm Thị Nhạn mừng quýnh:
“ Tỷ, chúng ta đi thôi. Các tỷ muội khác sợ rằng khó…”
Phạm Thị Hiền cười:
“ Không sao, ta hiểu, muội chịu đi cùng ta là được.”
Dứt lời, hai người cưỡi một con ngựa phóng đi. Phạm Liễn đứng góc tối, nhìn lại, thở dài:
“ Đúng là con dại cái mang.” Cũng đánh ngựa theo bước.
*
Núi Nhân ở Sơn Nam ( Nam Định), xung quanh là rừng rậm bạt ngàn, dân chúng ở địa phương cũng không mấy người dám tới, bởi có rất nhiều thú dữ ăn thịt. Trong sâu thẳm có một ngôi làng nhỏ, đây chính là truyền nhân nhiều đời của Cao Lỗ. Chế ra được nỏ thần Kim quy, giúp An Dương Vương giữ thành Cổ Loa. Giờ đây, tuy không còn huy hoàng như thời xưa, nhưng họ Cao vẫn là chủ của hội Thương Thuyền Thuận Thiên lớn nhất nước ta.
Lúc này, Cao Thế đang ngồi đúc rèn những thanh đoản đao, lưỡi vô cùng sắc nhọn, đủ chém đinh chặt sắt. Nếu là võ tướng, ai cũng say mê vô cùng. Cao Dung vội kể lại chiếu chỉ, nhưng tưởng sự vui mừng từ người anh, thì Cao Thế vẫn miệt mài đập rèn, Cao Dung quýnh lên:
“ Thưa huynh, huynh không tham gia ư? Đây rất có thể là cơ hội đưa tộc ta trở lên huy hoàng.”
Cao Thế lắc đầu:
“ Từ thời An Dương Vương tới nay, Nho giáo đã xâm nhập vào nước ta. Khiến địa vị chúng ta vô cùng thấp. Mỗi triều đại chỉ khi chiến tranh, cần vũ khí thì mới ân cần với chúng ta. Còn không thì ném ta vào Công bộ, sống mòn. Kẻ mới đăng cơ cũng thế? Cần gì phải quá sốt sắng? Với nay loạn lạc, họ Cao đơn chi, đừng tham gia thì tốt.”
Cao Dung lắc đầu:
“ Năm xưa Cao tổ trốn truy đuổi người Hán về đây. Lời răn gia tiên là mỗi khi đất nước lâm nguy cần giải cứu. Mạc Đăng Dung, Trịnh Kiểm hay Nguyễn Hoàng từng nhiều lần liên hệ, huynh nói năm xưa chịu ơn vua Lê Thánh Tông, nên sẽ không ra? Giờ bệ hạ là tôn thất nhà Lê, chẳng lẽ, huynh cũng từ chối.”
Cao Thế thở dài:
“ Nếu đệ muốn đi cũng được. Vậy hãy đem thứ mà Thánh Tông ký thác năm đó, vật quy nguyên chủ. Ngoài ra, không bao giờ được trở lại đây. Chúng ta theo năm xưa, chia tộc. Như vậy, ít nhất bảo tồn được, ngọn lửa của họ Cao.”
Cao Dung cúi đầu:
“ Vâng. Đệ cảm ơn. Nhưng đệ tin lần này mình đúng. Lần này, tộc ta sẽ trở lại huy hoàng.”
Cao Thế khẽ cười, buông tay, nói:
“ Đi. Ta cùng đệ ăn một bữa cơm chia tay.”
*
Một bữa tiệc thịnh soạn được bầy, Cao Thế cũng đưa ra đề nghị, phần lớn đều e dè, chỉ có 10 người đồng ý theo Cao Dung ra ngoài. Nhìn bóng hình đơn bạc của em, Cao Thế chậm tới, đưa lên hộp kiếm:
“ Đây là Thuận Thiên Kiếm. Có duyên với nhà Lê. Đệ mang vật này, đưa cho tân hoàng, nếu người có thể động, thì ta sẽ cử thêm người đi theo. Thánh lệnh của Thương hội Thuận Thiên cũng sẽ đưa cho đệ. Đây là điều duy nhất ta có thể làm cho đệ. Bảo trọng.”
Cao Dung quỳ gối, đáp:
“ Vâng.”
*
Đây chỉ là hai trong những trường hợp nổi bật, rất nhiều nơi cũng xôn xao, gà bay chó nhẩy. Có nhiều kẻ thân Trịnh, hay người Minh, nhảy vào khích bác, gây mâu thuẫn, nhưng với hệ thống tình báo của Cái Bang đám này nhanh chóng bị bắt giữ. Trước khi mọi chuyện rõ ràng, để thuận tiện cho bàn bạc, Hoàng Ái Quốc cũng để cho người phân chia năm khu, tạm cho năm tầng lớp: Nữ tử, Sĩ, Nông, Công, Nghiệp ở.
Phạm Thị Hiền lần đầu tới nhìn cảnh tượng vô cùng choáng ngợp, xuýt xoa:
“ Thật đẹp, thế mà phụ thân nói Thăng Long sớm hoang tàn. Đúng là lừa ta trẻ con.”
Trong lúc reo lên, chẳng may va vào Hoàng Ái Quốc. Không phòng bị, Hoàng Ái Quốc té ngã. Hoàng Kha định điều Cấm vệ quân ra thì Hoàng Ái Quốc vẫy tay. Phạm Thị Hiền rụt rè:
“ Thật xin lỗi.”
Hoàng Ái Quốc lắc đầu:
“ Không sao. Mà vừa chẳng may vô tình nghe, thì cha cô nương nói đúng. Thăng Long được đẹp này, là do mới xây dựng lại thôi. Mà ta thấy cô nương có lẽ lần đầu tới, có cần tại hạ giúp gì không?”
Phạm Thị Hiền có lẽ lần đầu tiên thấy người dám đối diện với mình, hơi giật mình đáp:
“ Ta tìm khu Nữ tử. Không biết ở đâu.”
Hoàng Ái Quốc chỉ phía phải, nói:
“ Đằng trước rẽ phải là tới.”
“ Cảm tạ.” Phạm Thị Hiền trả lời. Hoàng Ái Quốc cũng không nghĩ nhiều tiếp tục đi dạo. Phạm Thì Hiền theo chỉ tới nơi Nữ tử. Bên trong thấy có người mới, nhiệt tình vô cùng. Phạm Thị Hiền cũng không ngờ có nhiều người chung chí hướng vậy. Mặc dù thời loạn lạc, tư tưởng Nho giáo có chút suy thoái, nhưng con gái học võ cũng ít. Bởi tư tưởng trọng Nam khinh Nữ đã khắc sâu nhiều nơi.,. Phạm Thị Hiền tới đây mới được bung lụa, chen lấn vô cùng tốt, dần dần trở thành hội trưởng.
Khác với, Phạm Thị Hiền thì Cao Dung vô cùng điệu thấp, chỉ yên lặng lắng nghe từ phía sau. Dần dần ngày tới ngày càng gần. Đám sĩ tử cũng có chút lo lắng, bởi khí thế bên kia lớn, bắt đầu dùng nhiều bài để khích bác, làm suy yếu. Cũng mua chuộc tầng lớp Nông dân theo phe cánh của mình. Hoàng Ái Quốc nhìn vậy, khẽ lắc đầu.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.