Cửu Thiên Tuế

Chương 34:




Phía bắc đoạn sông xuất hiện hiện tượng đàn chuột ngậm đuôi khiến cho vô số dân chúng vây xem.
Mấy cụ già lớn tuổi thường nói: Chuột qua sông ắt có tai họa.
Long Phong đế nhận được tấu chương của phủ doãn phủ Thuận Phong thì có hơi lưỡng lự.
Ông ta gọi giám chính Khâm thiên giám đến hỏi. Nghe mấy lời ba hoa chích chòe khó hiểu, mập mờ của giám chính già nua, Long Phong đế mất kiên nhẫn:
- Nói cái gì có ích đi. Cuối cùng chuyện hôm nay là thế nào?
Giám chính cúi người, run rẩy đáp:
- Ông trời cảnh báo, năm nay có đại hung.
Long Phong đế chắp tay sau lưng, nôn nóng đi qua đi lại, đôi mắt đục ngầu nhìn chằm chằm giám chính, hỏi:
- Ông trời có cho biện pháp đối phó không?
Giám chính nhìn lên trời một lúc lâu, lại bấm ngón tay. Đoạn do dự đáp:
- Phương bắc có đại hung, cát ở phía nam. Đi về phía nam có thể giải được.
Long Phong đế nhấp môi hồi lâu mới cau mày:
- Đi về phía nam? Chẳng lẽ phải đến thành Nam Kinh sao?
Sơn Tây giáp với trực lệ (vùng do triều đình quản lý), nếu bệnh dịch ở Sơn Tây nghiêm trọng như thế, e rằng trực lệ cũng không thoát được.
Hơn nữa dịch bệnh càng ngày càng bùng phát diện rộng, khó khống chế được trong một sớm một chiều.
Long Phong đế suy tư một hồ, vẫn còn do dự. Tuy thành Nam Kinh là kinh đô thứ hai, nhưng việc thiên tử xuất hành là việc lớn. Bây giờ dịch bệnh chưa bùng phát mà ông ta lại nói muốn đến thành Nam Kinh tránh dịch thì rất mất mặt và còn sẽ bị nói là vô trách nhiệm nữa.
Huống chi chưa chắc dịch bệnh đã đáng sợ như Tôn Diệu đã nói.
Xưa nay bệnh dịch không được coi là vô cùng nguy hiểm, chỉ chết vài người rồi sẽ hết.
Quan trọng hơn nữa, nếu ông ta đến thành Nam Kinh ắt phải có người ở lại giám quốc. Giả dụ như để thái tử lại, danh vọng của nó ắt sẽ cao thêm một bậc. Nhưng đổi thành đứa khác thì ông ta không yên tâm bằng thái tử.
Long Phong đế tiến không được mà lùi cũng không xong. Ông ta suy nghĩ mãi mà vẫn không quyết định được, sau cùng mới đành để xem lại sau.
Trước tiên, ông ta phải quan viên đến Sơn Tây xác định chính xác tình hình dịch bệnh.
Không lâu sau khi quan viên được chọn xuất phát đi Sơn Tây, bốn mươi phiên dịch Tiết Thứ để lại Sơn Tây đã quay về, dẫn theo Tử Viên chân nhân.
Sau khi Tiết Thứ đích thân đi gặp thì mời lão ta vào cung gặp mặt Long Phong đế.
Tử Viên chân nhân tóc bạc trắng như tuyết nhưng trông trẻ như bốn mươi tuổi. Thân hình dẻo dai, đi nhanh như bay, không có chút già yếu nào.
Long Phong đế vừa thấy đã gọi "thần tiên", vui mừng ra mặt mà mời lão ta vào điện Huyền Khung để thảo luận đạo pháp.
Hai người nói chuyện từ giờ cơm trưa đến tận chập tối, lúc này Long Phong đế mới lưu luyến dừng lại.
Ông ta sai người dọn dẹp điện, mời Tử Viên chân nhân ở lại trong cung.
Nhưng Tử Viên chân nhân lại lắc đầu từ chối:
- Bần đạo không muốn ở lâu trong kinh thành, hôm nay bầu trời có dị tượng, tai ương rơi xuống, bần đạo chuẩn bị đi về phía nam tìm cách giải.
Lời này của lão ta khiến cho Long Phong đế giật mình:
- Y của chân nhân là gì?
Tử Viên chân nhân đáp:
- Bần đạo mới xem tinh tượng, phát hiện phương bắc thường xuyên có hiện tượng lạ. Xung quanh sao tử vi đầy tà khí, là đại hung. Mà phía nam lại là chính khí. Như thế muốn phá được hung của phương bắc, phải dẫn chính khí từ phương nam đến để thanh lọc tà khí.*
*Có ai biết về thuật chiêm tinh cíu tui, hong hiểu gì hết =))))
- Phải dẫn thế nào?
Long Phong đế hỏi.
- Để cho người có mệnh cách cực kỳ cao quý trấn giữ ở phía nam, củng cố thêm cho chính khí ở đó. Thời tiết và âm, dương khí vốn luôn luân chuyển, chính khí ở phía nam mạnh lên thì mới có thể luân chuyển sang phía bắc. Tà không thắng được chính, tà khí ở phương bắc biến mất ắt giải trừ được tai họa.
Long Phong đế suy tư một lát, đoạn nói:
- Người có mệnh cách cực kỳ cao quý không phải là trẫm sao?
Trên đời này còn ai có mệnh cách quý hơn chân long thiên tử?
Tử Viên chân nhân gật đầu rồi lại lắc đầu:
- Đúng thế. Đương nhiên bệ hạ là người có mệnh cách cao quý nhất, nếu ngài có thể đi phương năm ắt sẽ giúp tăng cường chính khí. Nhưng bệ hạ là người cao quý, không thể rời khỏi kinh thành, bần đạo đành phải tìm một người có mệnh cách cao quý khác thay thế.
Lão ta càng nói thế thì Long Phong đế càng dao động.
Khi trước, lời của giám chính Khâm thiên giám đã khiến ông ta động tâm nhưng lúc ấy vẫn còn hơi do dự. Trái lại, lời của Tử Viên chân nhân hôm nay đã làm ông ta quyết định đi phương nam.
Theo như lời của Tử Viên chân nhân, lần này ông ta đến thành Nam Kinh không phải để tránh nạn mà là để phá giải đại hung của phương bắc.
Long Phong đế càng nghĩ càng thấy tốt. Ông ta lắc đầu, nói:
- Cho dù có tìm hơn trăm người cũng chưa chắc thay thế được. Chẳng bằng để trẫm đích thân đi phương nam trấn giữ, hỗ trợ tăng cường chính khí.
Tử viên chân nhân vẫn còn chần chờ:
- Như thế là tốt nhất, nhưng mà...
- Chân nhân đừng lo, trẫm sẽ giải quyết việc này.
Long Phong đế phất tay ngắt lời lão ta, đã quyết định trong lòng rồi. Ông ta sai người quay về cung Càn Thanh.
Tử Viên chân nhân nhìn theo hoàng đế đi xa. Đợi hơn nửa canh giờ sau, lão ta mới tìm người đi mời Tiết Thứ đến.
Khi đối mặt với Tiết Thứ, lão ta không giữ vẻ mặt tiên phong đạo cốt như trước mặt Long Phong đế nữa, mỉa mai:
- Giám quan Tiết, ngài xem...tôi đã làm theo lời ngài nói.
- Tốt lắm.
Thấy lão ta thấp thỏm, Tiết Thứ không vòng vo:
- Bây giờ ông không cần làm gì nữa, chỉ cần ông dụ được bệ hạ thì vinh hoa phú quý đều thuộc về ông.
Tử Viên chân nhân ngập ngừng:
- Là bệ hạ đó, lỡ như bị phát hiện...
- Lúc lừa gạt dân chúng ở phủ Đại Đồng, ông có bao giờ bị phát hiện chưa?
Không đợi lão ta nói xong, Tiết Thứ đã hỏi ngược lại.
- Chưa.
Tử Viên chân nhân rất tự tin, lão ta vuốt chòm râu bạc, ưỡn ngực:
- Dân chúng phủ Đại Đồng đều gọi tôi là "thần tiên", không từ chối tôi cái gì cả.
Nếu không bị phiên dịch Tây Xưởng bắt ép tới đây thì chắc có lẽ bây giờ lão ta đang được dân chúng tế bái trong đạo quán đấy.
Gần đây dịch bệnh ở Sơn Tây rất nghiêm trọng, nhiều dân chúng đến đạo quán xin bùa trừ ta. Nếu không vì sợ dính phải dịch bệnh, nói không chừng ông ta còn sẽ lập đàn cúng nữa.
- Vậy nên, ông nghĩ bệ hạ như thế nào so với dân chúng?
Câu hỏi này có hơi vô lễ.
Tử viên chân nhân lại ngập ngừng:
- Ờ thì...
Tiết Thứ không kiêng kị điều gì, như mê hoặc mà nói:
- Ông cứ xem bệ hạ giống như dân chúng là được. Cho dù ông có hơn một vạn tín đồ cũng không thể nào so với vinh hoa phú quý mà người này mang lại cho ông.
Tử viên chân nhân há miệng muốn nói gì đó nhưng lại không nói gì.
Ngẫm lại thì lời Tiết Thứ đúng là không tệ lắm. Bệ hạ dễ lừa hệt như dân chúng trên phố.
Ông ta quan sát xung quanh điện Huyền Khung, mặc dù bài trí trông khá đơn giản mộc mạc nhưng cho dù là lư hương bình thường nhất cũng làm từ ngọc quý. Lại nhớ đến đạo quán đã mở từ lâu mà vẫn không mua nổi tượng thần vàng của mình, ý tham trong lòng lão nổi lên cuồn cuộn.
Phú quý khó cầu.
- Sau này mong giám quan Tiết chiếu cố nhiều hơn.
Tiết Thứ thỏa mãn, gật đầu:
- Ông cũng thế.
*
Long Phong đế quay về cung Càn Thanh suy nghĩ hai ngày, sang ngày thứ ba, ông ta nói ra ý định muốn đến thành Nam Kinh cầu phúc cho dân chúng trên triều.
Ông ta thuật lại lời của Tử Viên chân nhân.
Chắc là vì nói quá nhiều, đến ông ta cũng tự tin tưởng, nói năng hùng hồn đầy lý lẽ.
Cả triều văn võ nghẹn họng, song không có ai phản bác.
Dịch bệnh ở Sơn Tây mới được phát hiện mà thiên tử của một quốc gia đã muốn đến phương nam tránh dịch. Mặc dù có lấy cái cớ nào biện minh đi chăng nữa thì cũng không khiến người người tin phục.
Chỉ là không ai nói thẳng ra mà thôi.
Dù sao đây không phải lần một lần hai Long Phong đế làm chuyện vô lý, thế nhưng lần này càng vô lý hơn những lần trước.
Quan viên bên dưới đều vô thức nhìn về phía mấy học sĩ nội các. Bốn vị học sĩ nhìn nhau, không có ai ra mặt khuyên can.
Đương nhiên là thứ phụ Thiệu Thiêm đứng đầu quan viên phía nam sẽ không đắc tội hoàng đế, nói gì đi nữa thì gốc rễ của bọn họ ở phương nam, người phương bắc chết nhiều quay về với chính nghĩa căn cơ của bọn họ ở phía nam, cách nhau bởi dãy núi Tần và sông Hoài, người phương bắc có chết nhiều cũng không ảnh hưởng lớn đến phương nam. Huống chi nếu hoàng đế đến Nam Kinh rõ ràng là tốt cho phía nam.
Đại học sĩ Lô Tĩnh vốn muốn khuyên can nhưng lại bị thị lang bộ Binh đứng đằng sau kéo áo, nhắc thầm:
- Là chuyện tốt.
Hoàng đế rời đi ắt phải có người ở lại. Người này ngoại trừ thái tử còn có thể là ai nữa?
Đối với Sơn Tây bây giờ mà nói, đây đúng là chuyện tốt.
Lô Tĩnh nhanh chóng hiểu rõ, ông im lặng không nói nữa.
Vì thế, hiếm khi thấy cả triều đình nhất trí như hôm nay. Không ai phản đối ý định muốn đến Nam Kinh của Long Phong đế, mọi việc thuận lợi tiến hành.
Cuối tháng tư, dưới sự bảo vệ của năm vạn cấm quân, Long Phong đế dắt theo sủng phi, hoàng tử và công chúa đến thành Nam Kinh.
Thái tử Ân Thừa Ngọc ở lại giám quốc.
Trước khi đi, Long Phong đế chợt thấy lo lắng. Ông ta bèn để Tiết Thứ ở lại, lệnh cho hắn lấy danh hỗ trợ thái tử thống lĩnh hai vạn binh Tứ vệ doanh, thật ra là để giám sát y.
Ngày xuất phát, Ân Thừa Ngọc đến cửa thành đưa tiễn.
Tận mắt thấy đoàn xe từ từ đi xa, Ân Thừa Ngọc mới thở phào, mỉm cười. Đoạn y nói với Trịnh Đa Bảo:
- Truyền lệnh của Cô, mời mấy Đại học sĩ vào cung bàn chuyện.
Mãi đến tận hôm nay, y mới được thoải mái mà giải quyết dịch bệnh ở Sơn Tây.
Năm vị các lão, bao gồm thủ phụ Ngu đã cáo bệnh xin nghỉ đều có mặt ở điện Hoằng Nhân trong cung Từ Khánh để bàn chuyện cứu nạn ở Sơn Tây.
Vị quan viên đi kiểm tra tình hình dịch bệnh đã quay về, nói dịch bệnh ở Sơn Tây còn nghiêm trọng hơn những gì Tôn Diệu đã trình bày. Nếu tiếp tục như thế, sợ rằng số người trưởng thành sẽ ít hơn phân nửa ban đầu. Người ấy còn nói dịch bệnh ở Sơn Tây đã có dấu hiệu lan đến phủ Đại Danh.
Hiện giờ quốc khố vẫn còn dư dả, bộ Hộ dễ dàng phân phát tiền và lương thực. Nhưng để đảm bảo tất cả được đưa đến tay dân chúng là một việc khó.
Muốn cách chức xử phạt tuần phủ Sơn Tây Chu Vi Thiện, cần phải có người lên thay thế.
Nhưng Sơn Tây bây giờ là một củ khoai lang nóng bỏng tay, nhất là với những người như Thiệu Thiêm có ý định xấu, thèm muốn tiền và lương thực cứu thế song lại không muốn gánh cái gánh nặng Sơn Tây này. Thật ra cũng có những người giống như Ngu Hoài An và Lô Tĩnh thương dân, cơ mà một là lớn tuổi hai là yếu ớt không có kinh nghiệm.
Cái vấn đề tranh luận trước triều, hôm nay lại cãi nhau lần nữa trong Hoằng Nhân điện. Cuối cùng vẫn không có kết quả.
Ân Thừa Ngọc nghe một hồi, nhức đầu giải tán.
Một mình y ngồi ngẩn ngơ ở trong điện hồi lâu, đoạn sai người gọi Tiết Thứ đến.
- Cô muốn đi Sơn Tây, ngươi đi sắp xếp đi.
Dịch bệnh ở Sơn Tây liên quan đến số phận của cả Đại Yến, Ân Thừa Ngọc càng nghĩ càng thấy lo, bèn muốn đích thân đi một chuyến.
Trong triều có ông ngoại trông giữ, y không cần phải lo lắng quá.
- Dịch bệnh ở Sơn Tây rất nghiêm trọng, điện hạ là người cao quý, không nên làm liều.
Chưa kịp nghe xong, Tiết Thứ đã cau mày phản đối.
Nhưng Ân Thừa Ngọc không muốn nghe hắn nói, y từ tốn bước đến, bịt miệng hắn:
- Cô gọi ngươi tới không phải để hỏi ý kiến của ngươi. Cho ngươi một đêm chuẩn bị, sáng sớm ngày mai khởi hành. Không cần chuẩn bị xe ngựa, Cô cưỡi ngựa với các ngươi, lặng lẽ Sơn Tây điều tra trước. Về phần đội ngũ cứu tế, bọn họ sẽ đến sau.
Muốn mau chóng ngăn chặn được dịch bệnh ở Sơn Tây thì phải hiểu rõ nó, như thế mới hốt thuốc đúng bệnh được.
Tiết Thứ không khuyên được y, đành phải đi sắp xếp hành trang.
Sáng sớm hôm sau, dưới sự hộ tống của Tiết Thứ và một trăm tinh binh Tứ Vệ Doanh, Ân Thừa Ngọc cùng ba thái y trẻ tuổi khởi hành đến phủ Thái Nguyên.
Ân Thừa Ngọc nói không cần xe ngựa, cưỡi ngựa chạy không ngừng tới Sơn Tây.
Ba thái y còn lãi không rành cưỡi ngựa, đành phải để cho bệnh sĩ thay phiên chở theo.
Đoàn người ra khỏi kinh thành từ sáng sớm, đến tận khuya mới tìm chỗ ít gió dừng lại nghỉ ngơi.
Vì để tiết kiệm thời gian, Ân Thừa Ngọc không cho dựng lều, chỉ đốt một đống lửa. Bọn họ vội vã ăn lương khô rồi cởi áo ngoài nghỉ ngơi tại chỗ. Đợi đến lúc trời tờ mờ sáng phải vội vã đi ngay.
Thấy y cau mày nhai lương khô cứng ngắc, Tiết Thứ đưa bầu rượu được hơ nóng trên đống lửa cho y:
- Điện hạ, uống chút nước ấm.
Ân Thừa Ngọc nhận lấy uống một ngụm, cố gắng nuốt lương khô xuống, đoạn nói:
- Sao ngươi không ngủ?
Tiết Thứ lắc đầu, nói mình không ngủ được.
Hắn lại hỏi:
- Điện hạ có đau chân không?
Ân Thừa Ngọc do dự một hồi mới gật đầu:
- Có hơi đau, sống sung sướng đã lâu, khó tránh mệt mỏi.
Thật ra không chỉ đau mỗi chân, chạy cả một ngày, cả người y đau nhức vô cùng, lại thêm mệt mỏi. Thế nhưng đại dịch hệt như hổ rừng đang đuổi theo sao, y có muốn nghỉ cũng không dám.
Cả người rã rời còn căng thẳng, y không thể ngủ được.
- Để ta giúp điện hạ xoa bóp nhé?
Tiết Thứ nói. Không đợi y trả lời, hắn đã ngồi xuống, vỗ chân mình ra hiệu cho y đưa chân lên.
Ân Thừa Ngọc lưỡng lự, chợt nghe Tiết Thứ nói tiếp:
- Còn ba ngày nữa mới đến phủ Thái Nguyên, nếu không giảm đau thì mấy ngày sau chắc chắn Điện hạ phải để ta chở rồi.
Nghe thế, Ân Thừa Ngọc không do dự nữa. Y dựa lưng vào tảng đá lớn đằng sau, cởi giày, đặt chân lên.
Tiết Thứ rủ mắt, nhẹ nhàng xoa bóp cho y.
Sau lưng hắn là một đống lửa đang cháy, ánh lửa bao quanh hắn, cả khuôn mặt lại chìm trong bóng tối không thể thấy rõ.
Ân Thừa Ngọc nhìn hắn hồi lâu, đoạn lấy ngón chân chọt chân hắn:
- Sao ngươi không đau?
- Thần là người học võ.
Tiết Thứ ngửa đầu lên nhìn y, đôi mắt đầy u tối.
Ân Thừa Ngọc không tin cho lắm, y cúi người lên, vươn tay nhéo chân hắn. Thấy hắn cau mày, y phì cười:
- Làm bộ làm tịch.
Tinh binh Tứ vệ doanh đi theo đều phải thao luyện mỗi ngày, song chạy đường xa vẫn mệt mỏi vô cùng. Tiết Thứ không phải là sắt đá, sao có thể không biết đau không biết mệt được? Chỉ thích mạnh miệng thôi.
Ân Thừa Ngọc híp mắt nhìn hắn, nói:
- Không xoa bóp nữa, mang giày giúp Cô đi, Cô buồn ngủ rồi.
- -------------------
Cún: Điện hạ yêu ta, điện hạ thật sự yêu ta!

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.