Chúng Ta Chẳng Qua Vừa Lúc Gặp Nhau

Chương 4:




*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Tôi không rõ từ lúc nào tôi bắt đầu cự tuyệt xem Tôn Chấn Vũ như một đứa nhỏ nghịch ngợm thích đùa, mà bắt đầu tự hỏi về tương lai mà hai chúng tôi có thể có. Có lẽ là do giọt nước mắt vô tình rơi đêm đó của em, bắt đầu làm tôi hiểu rõ, cậu nhóc luôn miệng nói chỉ là đùa giỡn này kỳ thực bắt đầu nghiêm túc. Mà tôi thì sao? Tôi do dự.
—— Dư Hoa
Dư Hoa cùng đoàn du khách kinh thán đầy trời bươm bướm. Anh lần đầu tiên cầm máy ảnh mà không biết nên nhắm chỗ nào chụp cái gì. Trên tất cả những cây cổ thụ bên suối nước đậu đầy bươm bướm, như thêu dệt nên một tấm lưới thiên nhiên khổng lồ, bao phủ nên toàn thế giới đầy sức sống này.
Bên dòng suối gần khô cạn truyền đến tiếng ca, Dư Hoa quay đầu nhìn Tôn Chấn Vũ ngồi trên một tảng đá đối nước non mà hát. Sơn ca mộc mạc mà to rõ, Dư Hoa có thể nghe hiểu đó là những bản tình ca đặc sắc của các sơn dân. Đầy trời bươm bướm bắt đầy vỗ cánh bay, nhưng chú bướm trắng vàng đem theo giọng hát của Tôn Chấn Vũ mà bay lên, duyên dáng bay múa giữa không trung.
Anh nghe thấy HDV một tổ du lịch khác cùng đến đang giải thích, nói bài hát mà cậu trai kia đang hát là bài ca tỏ tình của nam nhân vật chính trong phim 《Ngũ đóa kim hoa》 gửi đến nàng Kim Hoa mà anh yêu say đắm.
Dư Hoa biết, 《Ngũ đóa kim hoa》 kể về một chàng trai si tình bất kể gian khó đi tìm Kim Hoa chân chính của mình, trên đường gặp phải bốn vị Kim Hoa khác lại kiên định không dời tiếp tục tìm kiếm. Mà câu chuyện lãng mạn này vốn là phát sinh tại bên cạnh Đại Lý – Hồ Điệp Tuyền.
( [1]: Bộ phim truyện “Ngũ đóa Kim Hoa” khởi quay vào năm 1959 đã đưa câu truyện về mối tình đẹp đẽ của nam nữ thanh niên dân tộc Bạch Đại Lý truyền đi khắp các nơi Trung Quốc. Suối Hồ Điệp nơi Kim Hoa và A Bằng hò hẹn, cũng từ đó mà nức tiếng gần xa. Hẹn gặp nhau bên suối Hồ Điệp đã trở thành một đại từ của nam nữ thanh niên gặp nhau tỏ tình. Ngày hội mùa bướm 15 tháng 4 như một huyền thoại bất hủ lưu truyền từ năm này sang năm khác.
Ngũ đóa kim hoa – Five Golden Flowers
Director: Wang Jiayi
Starring: Wang Likun/Wang Suya/Zhu Yijin/Tan Yaozhong/Sun Jingzhen/Mo Zijiang.
[2] Hồ Điệp Tuyền: Suối Hồ Điệp – Đại Lý nằm trong rừng cây dưới chân núi Vân Lộng Thương Sơn, cách thành cổ Đại Lý 24 km. Để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng thế giới này, đầu những năm 60 của thế kỷ trước, thành phố Đại Lý lúc bấy giời đã xây tường vây xung quanh suối Hồ Điệp, đồng thời trồng nhiều hoa và cây cảnh quý hiếm làm đẹp môi trường thiên nhiên, cộng thêm việc không ngừng xây mở rộng trong những năm gần đây đã khiến cảnh quan vốn có rộng tới hàng trăm héc-ta.
Nói về lai lịch suối Hồ Điệp và ngày hội mùa bướm có một truyền thuyết như sau: Tương truyền, ngày xưa ở đây có một đầm nước sâu, có hai cha con sống sinh bên bờ, cô con gái tên là Văn Cô nết na xinh đẹp như một đóa Kim Hoa. Sau khi khôn lớn, nàng đã thề thốt trăm năm với chàng thợ săn Hà Lang. Một hôm, Văn Cô bị tên địa chủ ác bá cướp đi, Hà Lang đi săn trở về bèn liều chết cứu nàng ra, lũ quan binh thấy vậy liền bám rượt theo, hai người không còn lối thoát liền cùng nhau nhảy xuống đầm nước. Tức thì mưa xa bão táp, sấm chớp đùng đùng. Sau khi trời quang mây tạnh, trên đầm nước bỗng xuất hiện đôi bướm màu sắc rực rỡ, đằng sau có rất nhiều bướm nhỏ bay theo. Hôm đó đúng vào ngày 15 tháng 4 âm lịch. Nên từ đó cứ đến ngày này hàng năm đều có rất nhiều đàn bướm đủ sắc màu hội tụ tại đây. Nghe nói, các nam nữ thanh niên đến đây vào ngày này đều tìm được một nửa của mình, thời gian lâu rồi đã khiến nơi đây hình thành Suối Hồ Điệp nổi tiếng.
Suối Hồ Điệp là một đầm nước hình vuông, rộng khoảng 50 mét vuông, nước đầm trong xanh có thể nhìn rõ sỏi cát dưới đáy, mạch nước phun lên từ tầng cát trắng và tạo thành nhiều cột bong bóng, xung quanh đầm có hàng lan can đá đen. Ba chữ Suối Hồ Điệp là bút tích của nhà văn Quách Mạt Nhược, suối nước nằm dưới bóng râm của một cây Hợp Hoan trăm năm, tán cây rộng như một chiếc ô lớn, gốc rễ quấn quýt như rồng cuộn. Nghe nói, trước đây cứ đến tháng ba tháng tư âm lịch hàng năm là hoa trên đỉnh núi Vân Lộng Thương Sơn đều đua nở, cây Hợp Hoan bên bờ nước tỏa hương thơm ngào ngạt, khiến hàng nghìn hàng vạn con bướm từ khắp nơi bay đến lượn quanh suối Hồ Điệp. Đàn bướm con to nhất bằng lòng bàn tay, nhỏ nhất chỉ bằng đồng xu, đủ loại màu sắc và có tới hàng trăm loài. Đàn bướm cứ nối đuôi nhau bay lượn trên cây Hợp Hoan và trên mặt nước, tạo thành một kỳ quan hiếm thấy.
Ta tìm ko đc ảnh bên trong, tìm đc mỗi cái hình cửa suối, xem tạm nhá ^ ^)
Dư Hoa trầm tư, Tôn Chấn Vũ, đang ám thị cái gì?
Gió hồ Nhĩ Hải vén lên tóc và áo của Dư Hoa, Tôn Chấn Vũ trốn tại khoang thuyền nhìn bóng lưng anh trên boong thuyền, như một tinh linh mê ly mà dụ hoặc. Anh tùy ý cùng các đoàn viên tán gẫu về truyền thuyết Nhĩ Hải, thẳng đến đem chính mình hãm nhập này đó vô kì bất hữu trung mới thả lỏng ra.
(Hồ Nhĩ Hải (tiếng Trung: 洱海, ěrhǎi) trông giống như một cái tai. Nó là một hồ trên núi cao ở miền tây nam Trung Quốc, trong địa phận tỉnh Vân Nam, cách Côn Minh khoảng 265 km (165 dặm) về phía tây tây bắc, tính theo đường chim bay. Hồ Nhĩ Hải còn được biết đến dưới tên gọi Diệp Du Trạch, Côn Di Xuyên, Tây Nhị Hà trong thời kỳ cổ đại. Nó là một trong số 16 hồ thuộc khu bảo hộ tự nhiên cấp quốc gia của Trung Quốc.

Hồ Nhĩ Hải nằm trên độ cao 1.972 m trên mực nước biển. Về kích thước, theo chiều bắc-nam hồ dài 40 km và theo chiều đông-tây hồ rộng trung bình khoảng 7-8 km. Nó chiếm diện tích khoảng 250 km², làm cho nó là hồ lớn thứ hai trên cao nguyên tại Trung Quốc, chỉ sau hồ Điền Trì (298 km²). Chu vi của nó đạt tới 116 km, độ sâu trung bình khoảng 11 m, độ sâu tối đa tới 20 m và tổng dung tích chứa nước đạt tới 2,5-2,82 tỷ m³.
Phía tây hồ Nhĩ Hải là Thương Sơn (苍山), phía đông có Ngọc Án Sơn (玉案山) bao quanh. Nó bắt đầu từ hương Giang Vĩ, huyện Nhĩ Nguyên ở phía cực bắc và kết thúc tại thành phố Đại Lý ở phía tây nam, nhận nước từ sông Di Tư (弥苴) và sông Di Tỳ (弥茨) ở phía bắc, sông Ba La (波罗) ở phía đông nam và khoảng 18 sông suối nhỏ từ dãy núi Thương Sơn. Diện tích lưu vực của nó khoảng 2.565 km². Sông Dạng Giang (漾江) là chỗ thoát ra của hồ ở phía tây nam và cuối cùng nó đổ vào sông Lan Thương (tức sông Mê Kông).)
Dư Hoa xoay người dựa vào lan can thuyền đón gió, nhìn Tôn Chấn Vũ đang hoa tay múa chân trong khoang thuyền. Cậu nhóc khoái lạc tràn đầy, những nét cười khi bướng bỉnh, khi ngượng ngùng quanh quẩn bên anh, sinh động vô cùng.
Dư Hoa cầm lấy ống kính ngắm đúng tiêu cự, trong khung ngắm chính là Tôn Chấn Vũ cười đến rạng ngời, anh bắt lấy khoảnh khắc này chụp lại, bật hình lên xem lại tiện ngắm màn hình.
Gió rất lớn, lại không ướt và mặn như biển, gió Nhĩ Hải xen lẫn vị tanh ngọt, thấm nhập lỗ mũi chui vào trong thân thể, trừ bỏ lạnh lẽo chính là mùi hương đạm bạc, có lẽ, là mùi sơn trà, đời này đến đời khác ngấm vào hồ nước ngọt này, hòa tan mỗi một giọt nước, man mác tỏa hương.
Không xa cáh đó là ngọn núi thánh thần, bên sườn núi vươn thẳng trời xanh là từng mảng tuyết trắng, những mảng tuyết đọng quanh năm không đổi.
Thương Sơn Nhĩ Hải, Thương Sơn Nhĩ Hải, Tôn Chấn Vũ từng nói, bọn họ là thần thủ hộ Đại Lý, đời này đến đời khác dùng vòng tay từ ái ôm lấy đứa con thành Đại Lý, ấm áp hắn, bao dung hắn.
Vậy bọn họ thì sao? Ai là thần của ai?
“Uây, say mê cái gì, vào ăn sò ốc, tươi nguyên, mới vớt từ đầm dưới chân anh lên đây.” Tôn Chấn Vũ vỗ một cái trên vai Dư Hoa, một bộ kiêu ngạo như Tôn Ngộ Không ăn trộm được đào.
“Thần thủ hộ Đại Lý liền như vậy bị lợi dụng và tước đoạt a.” Dư Hoa ôm lấy vai Tôn Chấn Vũ, thu máy ảnh vào khoang thuyền.
“Anh, cẩn thận nói nhảm gặp báo ứng. Đây là Mẫu Thần đại nhân ban cho, liền cùng đạo lý mẹ anh cho anh bú sữa vậy, hiểu chửa?” Tôn Chấn Vũ liếc anh một cái, lỗ mũi đã sắp vểnh lên trời.
“Hiểu, hiểu.” Dư Hoa mặt đầy hắc tuyến, nhóc ranh này chẳng những biến sắc mặt so với trời biến sắc còn nhanh, còn rất dễ dàng thừa cơ trèo lên đầu người ta, cũng không sợ ngã.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.