[BHTT] Miss Me

Chương 1: Câu chuyện đầu tiên:QUAY VỀ (1)




Bốn đến năm tuổi, độ những đứa trẻ vẫn còn ngây thơ, ngu ngốc, thích làm tất cả mọi thứ trên đời, thách thức tất cả giới hạn, quy tắc, chỉ để chứng minh bản thân như thế này, thế nọ, mà chẳng nhận ra bản thân có thể sẽ làm ra những chuyện sai lầm dù dùng cả đời sau cũng không bù đắp lại được. Bởi vì như người lớn nói, "con nít mà, nó có biết gì đâu".
Cũng chính vì những lời nói vô tình dung túng, tiếp tay cho con, cho cháu, không chịu hướng dẫn suy nghĩ, dạy cho trẻ nhận thức cái gì nên, cái gì không ấy, mà mùa hè năm ấy chuyện đau thương không ai muốn nhắc ấy đã xảy ra. Tôi đã vô tình hại chết một sinh mạng.
...
Dưới ánh nắng chói chang của mùa hạ, con xe bốn chỗ cứ chốc lại lướt đến những ôt gà to nhỏ khác nhau, xe cứ lộn lên xuống như đang con cá vùng vẫy, sốc người ngồi bên trong lên, hại tôi muốn ngủ thẳng giấc cũng không được.
Cố cưỡng lại giấc ngủ chập chờn, cơn đau đầu, mệt mỏi, sự buồn nôn, tôi mắt nhắm mắt mở ngó quanh trong xe theo phản xạ để quan sát xung quanh, tay che miệng cách một lớp khẩu trang theo thói quen ngáp ngủ, rồi lại xoay xoay nhẹ để thư giãn khớp cổ, trước khi nhìn ra ngoài qua cửa sổ xe và cất tiếng hỏi người tài xế đang bận rộn chuyên chú điều khiển xe, "Tới đâu rồi chú?".
Cảnh tượng bên ngoài thu rõ vào mắt tôi, con kênh quen thuộc ngày nhỏ nước ở mức thấp, dưới ánh nắng mùa hè một màu đục ngầu dày cộm, đất khô nứt, vài chỗ nhìn như bị khoét đi tạo thành những hang nhỏ, đám lục bình theo con nước trôi vào tạo thành những cụm san sát, hai bên bờ chốc chốc lại chạy qua một căn nhà cũ bỏ hoang, hàng cây bên đường bám đầy bụi, dưới bánh xe lướt qua cát đất bay mịt mù dưới ánh sáng rọi rõ... Nơi này tựa như đổi khác, lại chẳng mấy đổi thay, đường chẳng còn đất đá dày cộm, lại chẳng còn thấy người, chỉ có những căn nhà, nền móng sót lại đánh dấu lại vết tích xưa cũ.
Nơi này đã tệ đến mức người lớn lên cùng nó đã bỏ đi, vậy lý gì cha mẹ tôi lại nghĩ đây là một nơi tốt để tôi về tránh dịch nhỉ? Bộ virus chê chỗ vắng ít người, không thể một lúc tóm gọn, chạy KPI chắc! Buồn cười thật.
"Nơi này mọi người không còn mấy nhỉ? Xung quanh đường toàn là nhà bỏ hoang, chẳng thấy được mấy căn có người", tôi lại tỏ ra thắc mắc, trước khi người tài xế kịp trả lời câu hỏi trước đó.
"Còn một chút nữa là tới. Còn nơi "khỉ ho cò gáy" này còn người già, với vài nhà còn bám lại ruộng nương", giọng người tài xế hơi lạnh lùng.
Tôi tự hỏi mình hình như đâu hỏi gì quá đáng, sao tự dưng ông ta lại có chút không vui lộ rõ trong lời nói, thái độ lạnh nhạt. Cơ mà cũng chẳng sao, dù gì cũng chỉ là một cuốc xe ở vùng xã bắt về quê hẻo lánh, tôi đâu thể mong gì hơn.
Không thấy thiện chí trong giao tiếp, tôi lại buồn chán lôi điện thoại ra chụp vài bức hình vùng quê, con kênh nước, mấy cảnh cũ cũ, còn chút thô sơ, thiên nhiên bên ngoài, cốt để nữa gửi đám bạn, xem như là cho bọn nó thấy mình có chuyến đi du lịch thiên nhiên sinh thái các kiểu. Song, nghĩ lại chút lần này cả bọn chỉ tôi về nơi về vùng núi này để trốn dịch, trong khi đó đám bạn hết check in Pháp lại đến Đức, một vòng Châu Âu đầy cả kho ảnh trên nhóm, mà giờ bản thân lại đi đưa ảnh quê nghèo nàn lên thì khác gì tự làm nhục bản thân, hạ thấp giá trị chính mình. Nên thôi vậy, chụp để đó, nữa về đem đưa cha mẹ khoe trải nghiệm, sẵn tiện làm tiền đề xin chút tiền sau.
Nhìn khuôn mặt mệt mỏi hiện rõ, đôi mắt ẩn hiện quầng thâm dưới lớp phấn mỏng, mái tóc màu tím than dài mượt đã có chút rối, kẹp tóc ngọc trai tuột khỏi vị trí cố hữu, mất đi nét xinh đẹp, sắc sảo đã dày công chuẩn bị trước, tôi không kiềm được mà thở dài, tay chỉnh trang tạm lại mọi thứ cho trong tốt hơn và cầu trời cho mình mau đến nhà ngoại để được nghỉ ngơi, điểm trang lại vẻ ngoài của mình thật hoàn hảo. Chứ lỡ mang danh hoa khôi của khoa, thuộc nhóm Trai xinh gái đẹp của Đại học K, có số lượng người theo đuổi đông đảo là trong xuề xòa quá thì nó kì lắm.
Tôi cũng vừa mới chia tay đây, lúc này lại về quê, lỡ thêm bị chụp ảnh cho bộ dạng xấu, thiếu sức sống như hiện tại, thì không biết người ta dám nghĩ gì nữa. Nhất là tên khốn cho tôi mọc sừng kia, hắn thấy bạn gái cũ này bộ dáng thiếu chỉn chu, lòng không chừng còn phấn khích muốn ăn mừng, cho rằng kẻ đá hắn như tôi đang đau lòng tự hại bản thân, hối hận vì tặng một cái tát rồi buông lời chia tay nữa. Cho nên gì thì gì, hoàn cảnh nào tôi cũng phải thật đẹp mới tốt.
Hàng cây sát hàng cây, qua vài cú quẹo trái, quẹo phải, con đường thu nhỏ lại, lớp tráng nhựa thay bằng lớp đất, cảnh núi xa mờ càng thêm rõ, trời mát hơn khi nắng trưa đã dần tắt, tôi đoán rằng nhà ngoại mình đã chẳng còn xa, bản thân sắp thoát khỏi chiếc xe cũ tệ hại cứ sốc nẩy đang ngồi. Nhưng, đúng lúc đang đợi chờ một sự giải thoát, tôi lại được phóng thích trước khi kịp đến nơi. Ủa?
Người tài xế dừng lại trước con đường đất hoàn toàn vắng vẻ, chẳng có nhà hay người, chỉ có con đường mòn nhỏ vừa cho xe máy chạy vào trước mắt. Ông ta quay lại nhìn tôi kêu, "Xuống xe".
Trời ạ! Tôi đẹp chứ đâu ngu, mắc gì xuống xe trong khi nhà ngoại còn chưa tới. Hơn mười mấy năm không quay lại, nhưng cũng không có nghĩa là ngu đến chẳng còn ấn tượng, hay nhớ trong ngôi nhà đó như thế nào đâu. Với lại nơi này làm gì có nhà mà lừa nhau chứ.
"Hình như con thuê xe đến nhà mà bác", tôi kiên quyết ngồi trên xe, khoanh tay nhìn người tài xế, biểu thị bản thân nhất định phải đến nhà mới xuống. Song, dù gì cũng là con gái, đối phương lại là đàn ông lớn tuổi hơn mình, mà báo đài cũng hay đưa tin mấy vụ này kia nữa, nên dù ngoài cứng, chứ trong lòng tôi cũng thấy lo lo.
Má ơi! Cầu trời cho bác tài xế này là người tốt và đây không phải Fake taxi giùm cái.
Bác tài xế có vẻ tỏ ra không hài lòng, ra hiệu cho tôi nhìn qua cửa kính đầu xe để thấy con đường trước mặt, "Đường nhỏ như vậy xe không vô được. Cô không xuống, thì cũng chỉ ngồi đây tiếp đến mai, tiền cũng sẽ cộng thêm. Tôi cũng không ngại có thêm tiền công, nhưng trời sắp tối rồi, cô mau mau lấy điện thoại gọi người nhà ra rước đi". Vẻ mặt ông ta có lẽ lo lắng khi nhìn sắc trời đã về trời với ánh nắng đã tắt.
Đừng bảo là xài tế mà cũng sợ bóng tối chứ? Mà quan trọng hơn nếu đã không thể chạy vào trong, vậy từ đầu còn tính tiền chuyến xe đưa đến tận nhà làm gì? Lừa người mà.
Tôi tỏ vẻ không hài lòng, cãi lại, "Nhưng từ đầu đã thỏa thuận với bên nhà xe là đưa đến tận nhà mà. Giờ ra như vậy vừa làm phiền người nhà, vừa mất công tôi, bên mọi người quá đáng thật đó".
Tiền của tôi dù là cha mẹ cho đi nữa thì vẫn là tiền thật giá thật, có thể dùng trong giao thương, buôn bán bình thường, chứ có phải nước đâu mà tự dưng mất oan. Nhà dư dả chứ đâu khùng.
"Nhưng từ đầu có nói nơi muốn đến tận làng Bách Đa đâu. Nếu tôi biết chỗ này đã không nhận cuốc từ đầu", tài xế tỏ ra bức xúc.
Nhìn khuôn mặt tức giận với mình, bức xúc thấy rõ tôi thật sự có chút sợ a. Sao mọi người không thể mềm mỏng, vui vẻ với nhau hơn nhỉ. Với lại tôi nhớ ngày xưa mấy cô chú bác ở quê dễ thương, thiện lành lắm mà, sau giờ tự dưng cộc vậy. Song, tôi cũng không chịu thua được, bỏ tiền ra cả rồi.
"Từ đầu đã nói với bên cho thuê, mọi người trao đổi với nhau thế nào có liên quan gì đến tôi đâu. Tiền đưa rồi, giờ mọi người muốn nuốt lời. Với lại làng Bách Đa thì sao, bộ quê ngoại tôi không xứng cho bánh xe của các người lăn qua hả gì? Quá đáng vừa thôi".
Cái gì mà biết hay không biết làng Bách Đa chứ. Nơi nào chẳng là nơi, làm tài xế mà lại kén đường thì có quỷ chịu đi, chịu thuê ấy. Cộc ghê!
Bác tài xế có lẽ thấy tôi cứng, lại nhìn sắc trời đã nhá nhem, nên lại quay sang xuống nước nói, "Được rồi. Cô xuống xe gọi người nhà ra rước, tôi trả lại một phần tiền vì đã không đứng thỏa thuận, được chưa?".
"Không", tôi vẫn không chịu.
Trời ạ! Tôi có số điện thoại của ai dưới này đâu mà kêu gọi ra đón về nhà được. Cha mẹ thì càng khỏi nói, họ còn lâu mới vì đứa con nào mà gác công việc kiếm tiền xuống để nghe, gọi giúp một cuộc điện thoại.
"Vậy chứ cô muốn sao? Trời sắp tối rồi", bác tài xế mặt mày thêm cau có, biểu hiện gấp gáp, lo lắng thấy rõ.
Tôi thể hiện không hài lòng, "Bác có gì gấp vậy, tối tí có sao. Tôi thuê cũng cả ngày rồi, chứ có trả thiếu đồng nào đâu. Với lại chuyện này do vấn đề của bác, bên dịch vụ của công ty bác, chứ phải tôi đâu mà làm phiền gia đình dòng họ ra rước. Không biết, bác tự nghĩ cách đi, còn không thì cùng chờ đến sáng mai".
"Sáng... sáng mai?", mặt bác tài xế tái xanh, mắt vô thức nhìn về phía con đường đất nhỏ dẫn vào làng Bách Đa vánh tanh chẳng bóng người.
Sao ông ta trông sợ thế nhỉ? Bộ có hiềm khích, hay chuyện này kia gì với làng, sợ vô bị trả thù hay sao ấy? Trong lắm lét đến lạ cơ. Nhưng gì thì gì, cũng phải chở tôi vào đến nơi, không thì dù máu đổ cũng không quan tâm. Hoặc cùng lắm thì tôi phụ một tay kêu nhà ngoại ngăn cho xung đột thôi, chứ không mất tiền oan, hay tự chật vật đi đâu.
"Tôi không biết, bác tự tính đi. Trời muộn rồi, tôi cũng mệt, chẳng rảnh ngồi dây dưa đâu".
Bác tài xế có vẻ tức giận, mắt bác nhìn tôi như đang nhìn thứ gì vô cùng kinh khủng trên đời, như muốn một tay liền bóp chết cho đỡ chướng mắt. Tôi nhìn thấy cũng hơi bị sợ, người mất khống chế bắt đầu hơi run, nhưng ngoài mặt vẫn phải cứng cỏi, cố tỏ ra mình ổn nhất có thể.
Trời ạ! Cha mẹ, sao hai người lại đẩy đứa con gái này về quê tránh dịch làm chi cho rơi vào cảnh này vậy chứ. Lỡ người ta làm gì, thì hai người đầu tư suốt mười tám năm qua coi như mất cả vốn đó. Cứu!
Bác tài xế tức đến gân xanh trên trán cũng nổi lên, thiếu điều cho ra đấm đánh tôi để biểu thị bước cuối cùng của cơn tuôn trào giận dữ. Song, sau một lúc, có vẻ vì nghĩ thông điều gì, ông ấy trở nên thư giãn hơn, nói, "Hay vầy. Tôi gọi cho nhỏ cháu sống trong làng ra rước cô chở đến nhà, được không? Chứ cũng không còn cách nào nữa đó".
Gọi nhỏ cháu? Tức là con gái tương tự tôi, không sợ gặp biến thái hay yêu râu xanh, có thể an toàn về nhà ngoại được.
"Ok! Bác gọi bạn ấy đi. Với lại kêu mang xe ổn một chút, chứ cỡ mấy chiếc năm mươi thời xưa thì không nổi với hai vali lớn, một túi nhỏ kèm một người", tôi dặn kỹ trước, tránh tình huống bản thân phải nhường chỗ cho hành lý "ngồi".
Nhớ khi xưa cũng xuống nhà ngoại chơi như vầy, ông lúc đó đã lấy một chiếc năm mươi từ thời nào đó màu xanh xanh ra chạy, yên xe sau là một miếng hình chữ nhật kim loại, không có đệm lót, đường vừa đá vừa đất lởm chởm, xe cứ như cưỡi sóng trào lên lộn xuống, hại tôi sau một chuyến đi ê cả mông. Giờ nhớ lại còn sợ, nên cầu trời cho nhỏ cháu của bác tài xế nhân đạo một chút, đừng hại mông tôi chịu cực hình như xưa giùm.
Bác tài xế có vẻ như đã dễ tính hơn trước, vui vẻ gật đầu trước sự yêu cầu của tôi, "Được chứ. Đương nhiên phải vậy rồi. Mà tôi gọi điện, cô đợi chút". Ông ấy mau chóng rời xe, đóng cửa, móc điện thoại từ túi ra ấn số gọi ai đó. Thao tác của ông ta khá nhanh, thành thạo, qua một chút đã có thể đưa lên tai gọi, nhìn kiểu gì cũng không giống như hình ảnh tôi nghĩ về những người lớn tuổi sống ở vùng quê, ít sử dụng công nghệ, chẳng thạo điện thoại nhắn tin.
"Có lẽ mình phải đợi một chút vậy", tôi thở dài, lại lần nữa đêm điện thoại ra ấn. Ở góc màn hình giờ hiển thị rõ đã quá bốn giờ chiều, dù bên ngoài trời lại giống như sáu giờ tối và quan trọng hơn nữa là tại sao cục sóng điện thoại của tôi chỉ còn hai cục bé tí vậy nhỉ? Rồi kiểu này thì lát vô trong làng, từ nơi lớn vô chỗ hẹp hơn thì nó còn cỡ nào nữa đây? Tôi nhớ rõ ngày xưa lúc tôi xuống chơi nhà ngoại cũng có cả tivi, không thể nào đã quá mười ba năm trôi qua mà chẳng gì thay đổi, tiên tiến, hiện đại hơn được. Bên trong sẽ tốt hơn mà, đúng không?
Ai đó làm ơn trấn an tôi mọi chuyện sẽ ổn đi, chứ sao hoang mang quá!
Rất nhanh bác tài xế đã quay lại, mở cửa, ghé đầu vào xe gọi tôi với khuôn mặt vui vẻ, "Con bé bảo đồng ý, ba phút nữa là ra tới. Giờ bác đem hành lý bỏ xuống xe, cháu xuống giám sát cho chắc".
"Dạ được. Chờ tôi chút", tôi gật đầu không do dự, cầm theo túi xách rời xe, ra phía sau đợi sẵn.
Bước khỏi xe, nhìn con đường đất dưới chân có chút ẩm, hơi lầy, hình như đã qua một cơn mưa vào một hai ngày trước, lại nhìn đến đôi bốt da ngắn màu be của mình mà lòng không khỏi vừa mừng vừa sầu. Trước mừng vì bản thân đã tính đúng, không mang giày cao gót xuống vùng quê heo hút gần núi này, nhưng lại sầu bởi vì quên mất mùa hè của miền nam cũng là vô đoạn mưa nhiều, bùn đất ứ lên, mang giày dép sáng màu thì dám có nước bỏ như chơi. Tôi lại chọn ngay màu be, thì giờ có nước cẩn thận từng bước.
Lạy Chúa trên cao, đừng để em bốt con phải tốn công nhờ bạn đặt mua từ Pháp về hỏng giùm. Không chắc khóc mấy ngày mấy đêm.
Bác tài xế có vẻ thấy tôi đi từng bước khó khăn (do tránh dơ giày chứ không gì), nên ông sớm đã ra ngoài sau mở cốp ra trước và đứng đợi. Đến khi tôi ra thì hành lý đã ngay trước mắt, kế đến bản thân chỉ việc nhìn, quan sát cẩn thận từng món được bỏ xuống.
Đồ của tôi chủ yếu là vali đồ lớn với túi nhỏ, bên trong phức tạp đến mấy thì ngoài cũng chỉ thấy ba món, cơ bản nhìn qua một chút, hàng cũng rất nhanh được bỏ xuống mà không chút vấn đề hư hại nào. Tiếp nữa bác tài xế còn giúp tôi kéo đồ đến trước đường nhỏ dẫn vào trong làng, hẳn là cũng tránh cho cháu ông ấy vất vả một chút khi khiêng đồ lên xe và tôi cũng đỡ cực.
Xem ra ngoài chuyện trước đó hơi cộc, với thái độ như thù cái làng Bách Đa này thì ông ấy cũng không tệ lắm. Hoặc ít nhất là vì nhỏ cháu nào đó chuẩn bị đón tôi mà dụng tâm, coi như có lòng đi.
"Cô như rồi, cô đợi một chút là con bé kia đến đón", bác tài xế thay đổi thái độ, nụ cười trên mặt thân thiện trước đó cũng không còn, bỏ lại một câu vậy rồi vội vàng lên xe, ngồi yên vào vị trí lái của mình, mau chóng quay xe rời đi.
Tôi nhìn theo con xe hơi cũ chạy băng băng trên đường, bụi lên mịt mù, mà trong lòng không khỏi cảm thấy buồn cười. Bởi nghe bảo người dưới quê ngủ sớm, bình thường năm giờ đã lo về nhà ăn cơm, sinh hoạt tí là chuẩn bị cho mai, nhưng ông ấy lại chạy nhanh như ma đuổi như vậy, thật cũng có phải là nghiện nhà, thèm hết ca quá rồi không. Thật kỳ lạ, khó hiểu quá trời!
Con xe rất nhanh đi mất, tôi cũng chẳng còn quan tâm, tay cầm điện thoại lên bấm, tìm tạm một trò ngoại tuyến để xem giết thời gian trước khi người đến đón, nhưng mải mê vào trò chơi, tôi sớm chẳng nhận ra thời gian ba phút đến kia đã bị gấp mười lên. Hay nói cách dễ hiểu hơn, tôi đã đợi nửa tiếng mà chẳng thấy ai đến đón mình, trong khi trời đã sập tối. Nhìn trên điện thoại thì đã năm giờ hơn, còn ngoài trời thì tựa sau giờ mấy, khung cảnh xung quanh đã sớm bị gam màu lạnh bao trùm.
"Gì vậy trời! Mình bị lừa sao?", tôi lo lắng khi đã quá thời gian mà vẫn không thấy ai đến đón mình. Lại nhớ đến cảnh tượng trước đó bác tài xế vội vội vàng vàng ấn điện thoại, nghe gọi như thần mà lòng càng thêm hốt hoảng.
Xung quanh vắng vẻ, trời tối dần, sương đêm rơi lạnh, đèn đường không thấy, con đường vào làng lại bị những cây là cây bao phủ, so với bên ngoài càng chẳng trông thấy gì, tựa như màn đêm vô tận, côn trùng rả rích quanh tai, tôi bảo không sợ thì là xạo chắc.
Thân nữ mười tám yếu đuối, trên người chân váy áo sơ mi, khuôn mặt xinh đẹp, đồ này kia trang sức cũng có giá trị, bọn xấu mà thấy tôi lúc này mà tha thì cũng lạ lắm luôn á!
Lạy Chúa! Làm ơn hãy để con có niềm tin vào cuộc sống, con cháu kia của bác tài xế có thật và mau đến đón con giùm đi mà.
Hic! Tôi muốn khóc quá đi.
Đúng lúc tôi sợ đến run... À! Thật ra một phần do mặc chân váy ngắn qua gối một chút, bị gió với sương đêm xuống làm lạnh, khiến run nữa. Cơ mà bỏ qua vụ này đi. Đúng lúc tôi đang vừa sợ vừa lạnh, não cùng trái tim nhỏ sắp nổ tung vì cảm giác sợ hãi, căng thẳng dâng trào, thì từ con đường dẫn vào thôn tối đên một ánh sáng trắng của đèn pin dần tiếng gần đến.
Bình thường ma trơi mà bà ngoại hay hù là màu xanh lá, ma lửa trong dân gian là xanh lam, màu đỏ thì lửa địa ngục, này trắng như đèn pin thì chắc ăn là thật sự do thứ công cụ hiện đại của con người tạo thành chứ không phải ma quỷ rồi. À! Tại sao tôi nhắc ma quỷ hả? Ừ! Thì do nơi này sợ quá chứ sao.
Vùng quê hẻo lánh, gần núi, trăm câu chuyện dễ được vẽ thành, một đồn trăm, vừa hợp làm bối cảnh cho mấy bộ kinh dị quá còn gì. Với lại, bình thường trong phim cũng hay kiểu nhân vật chính về nhà nội ngoại như tôi, nên sợ tí cũng rất là tự nhiên nha! Không phải tôi nhát, tự hù hình, suốt ngày lo ma sợ quỷ đâu.
"Ha... halo! Cho hỏi ai vậy?", tôi vẫn hơi sợ khi ánh sáng trắng ấy đến càng lúc một gần, trong khi gương mặt của chính chủ cầm đèn còn chưa tỏ là ai. Sau hôm nay cứ dị dị, kiểu y như mấy bộ phim kinh dị ấy, ghê quá đi thôi.
Ánh sáng đến gần, tôi dần nhìn ra được một tà váy màu lam nhạt dần hiện, đối phương cất tiếng nói, "May quá, cuối cùng cũng tìm thấy bạn". Giọng nói thật sự tính, thanh âm mềm mại, trong trẻo, ngọt ngào như trẻ con, làm tôi có chút nghi ngờ là lẽ nào ông bác tài xế kia kêu đứa nhóc nhỏ tí ra đón mình. Song, khi nhìn rõ dáng vẻ, chân dung của người đến, tôi còn sốc hơn.
Một chiếc mỹ nhân xinh xắn trong màu váy lam đơn giản, vẻ ngoài trong sáng, nhẹ nhàng, không sắc sảo như những người bạn tôi gặp nên vì vậy mà chẳng thấy bụi trần vương bám, khí chất thanh khiết, mộc mạc đến khiến người ta thật nghi ngờ bản thân có phải đang mơ thấy người. Cứ kiểu như mối tình đầu năm ấy mà ai cũng mơ về, thuần đến không nỡ đưa tay lây bẩn. Nhưng tôi sẽ không công nhận đứa nhỏ này đẹp hơn mình đâu, dáng vẻ thiếu nữ mười lăm thế này dễ bằng chị đây sinh viên mười tám sắc sảo chắc. Hứ!
"Em đến muộn quá đấy! Nhìn đi, tối rồi này", tôi tỏ ra bực bội với cô bé trước mặt. Dù người đẹp thật đó, nhỏ hơn thật đó, nhưng ai kêu để tôi chịu khổ đợi chờ, đương nhiên bà đây phải thái độ một chút.
"Xin lỗi, thời gian trôi chậm, nên phải đợi", con bé cười nhận lỗi, đầu hơi cúi thấp một chút, trông ngoan ngoãn, đáng yêu đến người ta không nỡ giận. Cơ mà đó người ta, chứ tôi thì dù bé có đáng yêu với chị thì vẫn ăn chắc thái độ nha.
"Đó là chuyện của em, không phải chị. Đi đường cả ngày dài mệt chết được còn gặp chuyện này, nếu là em thì vui nổi không?", tôi vẫn tỏ ra cộc dù lòng đã tiêu phân nửa lửa giận vì dáng vẻ đáng yêu của cô bé trước mặt. Mà đã diễn thì phải chơi tới cùng, tôi đẩy hẳn hai vali đồ và túi cho cô bé, bật đèn điện thoại đi hiên ngang vào trong con đường nói, giọng điệu vẫn tỏ ra tức giận nói, "Nói nhiều tốn sức, mau đưa tôi về đi. Mà xe... Ủa?".
Hình như sai sai. Cô bé này hình như vừa rồi đi bộ đến, không tiếng xe, hay có bất cứ âm thành nào chứng tỏ có một phương tiện di chuyển thì phải nhỉ! Nên giờ tôi gọi đèn tìm cũng thấy đường đất đá với cây, chứ có chiếc xe nào đâu. Lừa nhau à!
"Xe đâu?", tôi nhìn cô bé đang chật vật tay kéo nách mang đồ của tôi cùng đèn pin trên tay với thái độ chấp vấn. "Đừng bảo em dùng thuật ẩn thân của Naruto, hay bành trướng lãnh địa lên chiếc xe đi?".
Tôi tỏ thái độ mỉa mai thấy rõ, chứng tỏ bản thân đang tức giận, nhưng cô bé đối diện lại vô tư cười, đáp nhẹ như không, "Nếu mỏi chân mình sẽ cõng. Không có xe".
"Không xe? Cõng? Với đống đồ đó nữa?", tôi nén lắm để không cười vì độ ngốc của đối phương.
"Ừm, mình sẽ đáp ứng bất cứ điều gì. Chúng ta là bạn mà", cô nhóc cười tít cả mắt.
Tôi đến bây giờ mới hiểu, có những con người trời sinh có khuôn mắt cười đẹp, dù mắt to long lanh thì vẫn cười cong thành kiểu hình mấy nhóc vẽ ông mặt trời cười hai mắt cong cong được. Xuất sắc thật sự. Song, dùng nhan sắc cũng đừng mong dụ được bà đây bỏ qua nhé!
"Đừng có đùa kiểu đó, chị không thích đâu. Với lại chị người lớn, nhóc con nít, không cùng thế giới, bạn gì cưng", tôi cười khinh khỉnh.
"Không sao. Nhanh thôi, chúng ta rồi sẽ cùng một thế giới. Đến khi đó vẫn làm bạn với nhau nhé!".
Vẫn nụ cười tươi như hoa, tít cả mắt kia. Cô nhóc này có phải quá kỳ lạ rồi không, ai lại đi muốn kết bạn với người đang tức giận với mình cơ chứ. Khó hiểu quá trời!
"Vậy cứ cố thử, chị cũng thích mấy nhóc có ý chí phấn đấu lắm", tôi cười khinh. Sau lại quay về chuyện chính cần quan tâm, "Rồi giờ không xe, phải đi bộ về? Em có cách nào liên hệ gia đình đến rước không, chứ chị đây không ham mấy vụ tản bộ, ngao du với con nít".
"Không thể liên hệ với gia đình".
"Điện thoại về thì sao? Còn không có điện thoại thì chị cho mượn, em nhớ số ai trong nhà chứ?".
"Không luôn".
"Vậy phải đi bộ thật?".
"Hay mình cõng nha!".
Đệch! Bác tài xế lừa người.
"Thôi bỏ đi. Chị không muốn mang tiếng ngược đãi con nít. Em cứ xách đồ đi, chị cầm đèn, đi bộ", tôi cố nén khó chịu để chấp nhận hiện thực khắc nghiệt. Cầu trời cho đôi bốt tôi vẫn ổn khi đi đường dài, đừng phản chủ khiến chân tôi chảy máu, hay phồng rộp.
Tôi nói là làm, không nhớ đường nhà ngoại ở đâu nhưng cứ đi thẳng, bỏ lại đứa nhỏ kia phải ôm theo đồ của mình. Nhìn chung thì tôi áp dụng công thức quả báo, ông tài xế làm thì cháu ông ấy chịu, cuộc sống đơn giản, einfaches Leben tí thôi. Ấy mà thế nào con bé lại luôn bắt kịp, tay xách nách mang mà vẫn đi song song tôi được nhờ. Có pháp thuật chắc!
Rọi đèn sang mặt của cô bé đi cạnh, trong khi chân vẫn bước hướng về phía trước, tôi tỏ thái độ bề trên hỏi, "Đi ngang chị làm gì? Có thân với nhóc à?".
Cô bé gật đầu, "Thân chứ!".
"Chỗ nào? Bớt nhận quen đi. Con nít con nôi, nhỏ hơn chị mà cứ làm như bạn bè cùng lứa không bằng", tôi cũng không hiểu sao đứa nhóc này cứ nói chuyện theo kiểu như ngang nhau, không có kêu chị, trong khi rõ ràng nhỏ hơn người ta hẳn.
"Đâu có, chúng ta bằng tuổi mà. Nhưng Mi muốn làm chị thì chị, mình sẽ gọi Mi là chị", cô bé tỏ ra vui vẻ cười với tôi.
Ủa? Là sao? Tức là bằng tuổi tôi, nhưng vì thấy tôi kêu suôn miệng quá nên cho kêu vậy nãy giờ mà không đính chính á? Lạ vậy.
Mà ủa? Mi? Biết cả tên tôi á? Chuyện gì lạ vậy?
"Chúng ta biết nhau à?", tôi không ấn tượng về chuyện quen nhau. Tại thông thường trai xinh gái đẹp thì phải khắc sâu, đem từng thông tin một ghi lại trong đầu, dành sau này lỡ đâu yêu đương, còn này cái gì cũng không gợi nhắc được, quen nhau kiểu.
Cô bé (cô nàng) bên cạnh đột nhiên mở to mắt nhìn tôi, dáng vẻ vô cùng ngạc nhiên xen lẫn chút thất vọng, nhưng sau lại như tự hiểu ra điều gì, mỉm cười tít cả mắt, gật đầu, đáp, "Mình đã luôn đợi Mi quay lại. Thật tốt vì đã chờ được".
"Chờ tôi sao? Vậy bạn là...".
Tôi thật sự không nhớ ra từng quen ai như cô bạn này? Hay là nằm trong đám nhỏ tôi chơi cùng khi xưa lúc về thăm ngoại nhỉ? Cơ mà nếu vậy sao nhớ được, ít nhất cho manh mối, hay tí gì đó để gợi nhắc mới nhớ nổi. Cũng qua hơn mười ba năm rồi còn đâu, người chứ nào phải thánh.
"Mình...".
"Mi à! Mi ơi!", bỗng từ đâu có người gọi lớn tên tôi.
Theo phản xạ nhìn lại, trước mắt tôi mọi thứ đã thay đổi, con đường đất tối đen không ảnh sáng, một ngôi làng với những ngôi nhà gỗ kiểu cũ hiện ra, ánh đèn điện hiu hắt chẳng tỏ nhưng vẫn soi rọi rõ dáng vẻ nơi miền quê vùng núi yên bình mà cô quạnh.
"Ủa? Từ khi nào bọn mình đến làng luôn rồi vậy?".
Tôi hỏi không ai đáp, theo phản xạ quay sang nhìn, nhưng điều kỳ lạ lại xảy ra, cô nàng mang dáng vẻ đáng yêu với chiếc váy lam đã biến mất, trong khi trên cỏ dưới chân là hành lý của tôi được xếp gọn.
Cô nàng này... lẽ nào là sợ đến làng, người nhà tôi tìm đến sẽ gây sự, hay bắt đền vì tội bác của cô ta thất hứa à? Ôi! Không đáng mặt quân tử, chẳng có tí trách nhiệm nào cơ. Chán!
Sau đó rất nhanh người nhà ngoại tôi cũng đi đến, trên tay còn cầm theo đèn, hỏi ra mới biết là lâu quá không thấy, trời lại tối, nên cả nhà cùng nhau đi tìm. Tôi lúc ấy cũng khác mệt, đôi bốt đi một lúc trên đường đất đá khiến khớp chân như muốn gãy, da phồng đến có cảm giác sẽ chảy máu, cũng không nói gì nhiều, chỉ bảo là xe có vấn đề hại đến trễ rồi thôi.
Dọc đường theo ngoại cùng vài người thân trong gia đình bên mẹ về, từng cơn gió lạnh thổi qua khiến tôi rùng mình, hàng cây lộng gió kêu gào, trời đêm bỗng nổ sấm ầm ầm, báo hiệu tối nay hẳn sẽ có cơn mưa lớn trút xuống nơi đây.
Vui ghê! Vừa đến đã gặp chuyện, giờ thì mang đến bão tố cho làng, tôi phải hay không bắt đầu nghi ngờ khả năng tâm linh của mình nhỉ!

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.