Đợi ta quay về
Tác giả: Mộ Quân Niên
(Edit: Andy/Cấm reup)
-
Từ ngày ngất xỉu đột ngột, Tuyên Đế sốt cao liên tục, Thái Y viện cũng bó tay. Chu Tương tìm một đạo sĩ tha phương tới làm phép, không ngờ sang ngày hôm sau Tuyên Đế tỉnh lại được.
Sau khi tỉnh lại, chuyện đầu tiên Tuyên Đế làm không phải là triệu kiến quần thần, không phải triệu kiến hoàng tử phi tử mà là mật đàm với đạo sĩ kia suốt một ngày, ngày kế tiếp đạo sĩ tha phương được phong làm quốc sư, gọi là Trương đạo quân.
Quần thần lén lút nghị luận sôi nổi nhưng không ai dám nói thẳng với hoàng đế trong thời điểm căng thẳng này, cùng lắm chỉ là một tên đạo sĩ mà thôi, hoàng đế thích sủng thì sủng, bây giờ quan trọng nhất là Bắc Cương kìa.
Trong nhóm thế gia đại thần chia làm ba phái, Chu Tương cầm đầu phái chủ chiến, gia tộc họ Lữ cầm đầu phái chủ hòa, còn một phái trung lập không chiến không hòa.
Phái chủ hòa cho rằng, bình nguyên Thương Hà xưa nay ở trong tay gia tộc họ Nhan, triều cống mỗi năm lấy đủ loại lý do để giao thiếu hoặc giao muộn, triều đình vốn dĩ chẳng thu về lợi ích gì quá to lớn, bỏ luôn bình nguyên Thương Hà cũng được, chi bằng điều chỉnh dân tị nạn qua núi Tề Vân cố thủ, mưu tính lấy lại phần đất đã mất sau.
Phái chủ hòa nói có sách mách có chứng, bỏ bình nguyên Thương Hà thì Đại Sở vẫn còn vị trí hiểm yếu ở sông Hoàng Xuyên, người Yến cưỡi ngựa giỏi mấy cũng không thể cưỡi qua nơi hiểm yếu đó, chỉ cần bế quan tỏa cảng thì Đại Sở trăm năm sau vẫn cường thịnh.
Rùa đen rụt đầu nói ra những lời hiên ngang lẫm liệt, cùng ngày đã truyền đi khắp kinh thành.
Chẳng bao lâu, khắp phố lớn ngõ nhỏ trong kinh thành truyền nhau một câu đồng dao: Thế gia không khí khái, văn nhân không kiêu ngạo, bắc quân không sống lưng, Đại Sở không Thương Hà.
Không biết thế nào mà lại truyền được tới tai Tuyên Đế, Tuyên Đế nổi giận, gọi nhị hoàng tử vào Ngự Thư phòng đánh một trận, chỉ vì nhà họ Lữ là họ mẹ của nhị hoàng tử, một vài chức quan của nhà họ Lữ bị tước bỏ, nhị hoàng tử bị sai đi trông coi hoàng lăng.
Đúng lúc này, đại hoàng tử xuất hiện, chủ động xin ra trận.
Đại hoàng tử khéo léo nói: "Cho dù chết trận nơi sa trường nhi thần cũng không sợ, chỉ cần có thể thay phụ hoàng rửa sạch oan khuất, nhi thần nguyện ý dùng cả tính mạng của mình để đổi!"
Vì sao gia tộc họ Lữ bị ngã? Không phải bởi vì ý kiến chủ hòa của bọn họ không đúng, với quốc lực hiện tại của Đại Sở, bế quan tỏa cảng cũng là một phương pháp có lợi, nâng cao đời sống nhân dân, nhưng bọn họ lại không hiểu được tâm lý của Tuyên Đế. Tuyên Đế để ý bình nguyên Thương Hà sao? Để ý dân tị nạn và những bá tánh mất mạng trong chiến loạn sao? Không phải, ông ta chỉ để ý thể diện của mình mà thôi.
Bỏ bình nguyên Thương Hà, ông ta chẳng còn mặt mũi mà nhìn liệt tổ liệt tông, không còn mặt mũi nhìn những nước chư hầu, cũng không còn mặt mũi nhìn lê dân bá tánh. Ông ta cần phải cứu lại mặt mũi của mình! Chuyện gì cũng được, chỉ cần có thể cứu lại mặt mũi!
Ông ngoại của đại hoàng tử là Chu đại thừa tướng nhìn thấu suy nghĩ của Tuyên Đế, đại hoàng tử thay phụ hoàng xuất chinh không phải để lấy lại phần đất đã mất mà là để cứu lấy mặt mũi của Tuyên Đế, mất đất có thể mưu tính từ từ, mặt mũi của hoàng đế mới là thứ cần quan tâm trên cả.
Ở Ngự Thư phòng diễn ra một màn phụ từ tử hiếu, Tuyên Đế níu kéo con trưởng, đại hoàng tử quỳ gối nói rằng mình phải đi, cuối cùng mẫu phi của đại hoàng tử là Hinh quý phi cũng tới khẩn cầu Tuyên Đế cho phép đại hoàng tử xuất chinh, cuối cùng Tuyên Đế đau lòng đồng ý.
Đại hoàng tử là cháu ngoại của Chu đại thừa tướng, sao lão có thể thực sự để cho đại hoàng tử đi đánh giặc? Cuối cùng người dẫn binh xuất chinh là con trai trưởng của Chu đại thừa tướng, Chu Thiền. Đại hoàng tử lấy danh nghĩa đốc quân đi cùng, được lĩnh năm mươi vạn đại quân, dự định đầu xuân năm sau xuất chinh.
Một tháng sau, Sầm Châu ở Bắc Cương cũng nhận được lệnh điều động của Binh bộ, lệnh cho tri châu Sầm Châu trưng binh thêm năm vạn quân, đầu xuân sang năm tập hợp với đại quân của triều đình.
Vì cái lệnh trưng binh này mà Phái Vạn Thiện đích thân trở về nhà họ Lưu ở huyện Võ Nguyên một chuyến.
Phái Vạn Thiện sầu khổ nói: "Sáu huyện Sầm Châu là vùng khỉ ho cò gáy, toàn dân nghèo gầy gò ốm yếu, số quân hộ cũng chưa đủ ba vạn, nếu mạnh mẽ bức ép sợ rằng sẽ kích thích dân chúng phẫn nộ, ta kiếm đâu ra được năm vạn binh bây giờ?"
Lấy huyện Võ Nguyên làm ví dụ, toàn huyện có khoảng ba ngàn quân hộ, theo quy định mỗi hộ lấy một người tòng quân thì cũng chỉ được ba ngàn người là cùng, sáu huyện được khoảng mười tám ngàn người, cộng thêm sương quân vốn có của Sầm Châu là hai lăm ngàn người, ngoại trừ quân hộ có thể trưng binh thêm nhưng số lượng lương dân tự nguyện tòng quân đã ít càng thêm ít.
Các tiền triều của Đại Sở rất công bằng, trong xã hội chia ba xẻ bảy loại người, có quý có tiện đều là số phận định sẵn từ lúc sinh ra. Lương dân không phải là tiện tịch, các triều đại trước không hề có tiền lệ bức lương dân phục dịch quân đội, nếu có thì cũng chỉ là rơi vào thế khốn cùng sắp mất nước, bây giờ Binh bộ hạ lệnh muốn Sầm Châu triệu tập đủ năm vạn binh, nói thẳng ra chính là muốn bọn họ cưỡng ép lương dân.
Triều đình có thể mặc kệ tình hình của Bắc Cương nhưng Phái Vạn Thiện thì không thể, núi Tề Vân là căn cơ của ông ta, tốn mất mười năm vất vả mới được như ngày hôm nay, nếu lúc này ông ta cưỡng ép lương dân thì phỏng chừng hôm nay mới sai người ra ngoài dán bố cáo xong, sang ngày hôm sau ông ta đã đầu mình hai ngả rồi.
Phái Vạn Thiện sầu hết cả lòng, thở dài thườn thượt.
Trong thư phòng nhất thời không có tiếng nói chuyện.
Chỉ có Lưu Trạm ngồi bắt chéo chân, dáng vẻ cà lơ phất phơ, "Không hài lòng thì kệ không hài lòng thôi, chẳng phải họ Nhan cũng không có đủ hai mươi vạn đại quân còn gì? Số binh thực tế ra trận giết địch không biết có đủ mười vạn không? Đây gọi là truyền thống, chẳng dại gì phải kiếm đủ năm vạn lính để bên trên vui mừng, dù gì cũng nằm trong dự kiến của bọn họ hết rồi."
Ngón tay Lưu Trạm gõ nhẹ lên mặt bàn, "Con đoán, nhân số thực tế của năm mươi vạn đại quân mà bên trên công bố cũng phải trừ hao đi mấy phần."
Tống Phượng Lâm bật cười.
Phái Vạn Thiện nhíu mày suy nghĩ, hỏi: "Ý của hiền chất là muốn ta đưa một ít bạc lên hiếu kính?"
Không phải Phái Vạn Thiện ngốc mà là ông ta chưa thực sự bước chân vào quan trường phức tạp bao giờ, ông ta làm huyện lệnh mười năm, toàn là người khác tới nịnh bợ, người duy nhất mà ông ta phải ứng phó là tri châu Sầm Châu cũ, quan hệ trên quan trường cực kỳ đơn giản.
Lưu Trạm nói: "Nhân số thực tế cứ lấy theo số lượng quân hộ là được nhưng cứ tuyên bố với bên ngoài là kiếm đủ năm vạn người, còn phần hiếu kính dâng lên cho vị đại nhân ở Binh bộ."
Nghe tới đây Phái Vạn Thiện tỉnh ngộ, vỗ đùi "a" một tiếng: "Ta hiểu rồi! Hóa ra là thế!"
Lưu Học Uyên và Tống Nghi Quân cùng mỉm cười.
"Ây dà, không hiểu sao ta lại thật thà như vậy, đúng là... thật hổ thẹn." Phái Vạn Thiện cười ha ha.
Tống Nghi Quân cười lắc đầu: "Trong Binh bộ có một câu, hủ tiếu ngâm mười năm không nở, hiếu kính ăn mười năm không hết."
Binh bộ công bố với bên ngoài trưng binh được năm mươi vạn người nhưng số lượng thực tế không bao giờ đủ được từng đó, thậm chí chỉ được khoảng một nửa, lương thảo quân nhu thì lại xin quốc khố cấp đủ theo số lượng năm mươi vạn người, cộng với bắt tay với bên Hộ bộ, tiền bạc toàn chui hết vào túi bọn họ, không nói toàn bộ các thế gia trong kinh thành nhưng ít nhất cũng phải có hơn một nửa kiếm ăn ở chỗ này.
Phái Vạn Thiện cười nói: "Ta mang đến một vò Nữ Nhi Hồng ba mươi năm, đêm nay không say không về, ta tự phạt ba ly trước, ha ha ha!"
Buổi tối cùng ngày nhà họ Lưu mở tiệc, chủ và khách vui vẻ hết nấc. Thết đãi khách xong, Lưu Học Uyên hoàn toàn không hề say, ông bảo Lưu quản gia gọi Lưu Trạm tới.
Lưu Trạm cũng uống rượu, đầu óc hơi xây xẩm, vốn định về phòng mình nhưng không hiểu sao lại lảo đảo vào phòng của Tống Phượng Lâm. Mấy năm nay Lưu Trạm cao lên nhiều, cơ bản đã gần tám thước, dáng người càng thêm cường tráng, Tống Phượng Lâm đẩy không được trốn không xong.
Cuối cùng, y nổi giận: "Huynh lại uống say phát điên rồi, về sau đừng hòng trèo lên giường của ta nữa!"
Lưu Trạm cười nói: "Ôm một cái rồi ta đi."
"Lúc trước ở huyện thành thì không nói làm gì, bây giờ đang ở nhà, nhỡ đâu bị ai nhìn thấy..."
"Ta biết mà, chỉ ôm một lúc thôi."
Tiếp đó trong phòng truyền ra một loạt tiếng sột sột soạt soạt.
Ở ngoài phòng, Lưu quản gia khiếp sợ đến mức suýt chút nữa làm rơi đèn lồng cầm trong tay, ông hít mấy hơi thật sâu, cố gắng bình tĩnh lại rồi đứng ở cuối hành lang chờ đợi.
Một lát sau Lưu Trạm đi ra, nhìn thấy Lưu quản gia, hắn lại không bất ngờ mấy.
Cài then cửa xong, Lưu Trạm phất tay ra hiệu cho Lưu quản gia đi theo mình.
"Nghe thấy hết rồi?"
Lưu quản gia lộ vẻ khó xử: "Đại lão gia bảo tôi tới gọi công tử qua đó."
Lưu Trạm khoanh tay, bước đi từ tốn: "Chuyện này tạm thời đừng nói với cha ta, chờ thời cơ thích hợp ta sẽ tự nói."
"Chuyện này... chuyện này..." Lưu quản gia muốn nói lại thôi.
Lưu Trạm dừng lại nhìn đối phương, "Đừng nghĩ nhiều, ta tự biết làm thế nào."
Lưu quản gia gật đầu đáp vâng, thời gian này ông trở lại nhà họ Lưu hầu hạ cũng nhìn và hiểu được rất nhiều chuyện, tương lai của nhà họ Lưu dựa hết vào Lưu Trạm, bây giờ con trai Lưu Thành của ông cũng được Lưu Trạm tán thưởng, giao cho quản lý đội buôn, ông chỉ là một hạ nhân, nếu chủ tử đã có suy nghĩ riêng thì ông cứ nghe theo là được.
Lưu Trạm đi vào thư phòng của Lưu Học Uyên, Lưu Học Uyên bảo con trai ngồi xuống.
"Năm sau xuất chinh, con muốn đích thân dẫn binh à?"
"Cha, cha biết mà, con chờ ngày này lâu lắm rồi." Lưu Trạm bưng bát canh giải rượu lên uống một hớp, "Cha đừng lo lắng, con sẽ bình an."
Trong mắt Lưu Học Uyên lóe lên một tia đau khổ, Lưu Trạm biết cha mình cảm thấy con trai bước lên con đường này đều là vì biến cố gặp phải năm đó.
"Cha, nam nhi chí tại tứ phương, cái khe suối nhỏ này không nhốt được con."
"Con mới có mười tám..."
"Hết năm là mười chín rồi." Lưu Trạm cười nói, uống thêm một ngụm canh, tinh thần tỉnh táo hơn nhiều, vốn định trước khi xuất chinh rồi mới nói nhưng để Lưu Học Uyên bớt lo, Lưu Trạm quyết định nói trước.
"Mọi chuyện ở binh doanh huyện con lo liệu đâu vào đấy rồi, con sẽ để Tào Minh và năm trăm binh ở lại, bọn họ đều là thân binh của con, khi con không có ở đây, trong khoảng thời gian này nhỡ gặp phải biến cố gì thì cha cứ nghe theo sự sắp xếp của Tào Minh, cụ thể chi tiết thế nào con sẽ dặn dò đệ ấy, đệ ấy cũng sẽ biết phải làm như thế nào."
Lưu Học Uyên gật đầu.
Lưu Trạm nói tiếp: "Phượng Lâm cũng sẽ ở lại, chuyện buôn bán của cửa hàng, khố phòng riêng của con, mọi việc lớn nhỏ ở nha môn binh doanh huyện con đều phó thác cho đệ ấy, có đệ ấy ở đây sẽ không lo mắc phải sai lầm nào."
Lưu Học Uyên lại gật đầu.
Lưu Trạm tự tin cười: "Cha chỉ cần chờ con được phong tướng làm chỉ huy thôi."
*
Ngày kế tiếp Lưu Trạm và Tống Phượng Lâm quay về huyện thành, lệnh trưng binh của phủ châu khiến các quân hộ xôn xao, khi mọi người biết người dẫn đầu của huyện Võ Nguyên là Lưu Trạm, chưa cần thúc giục, nam đinh các nhà quân hộ lục tục chủ động đến điểm danh.
Huyện Võ Nguyên tổng cộng có hai ngàn ba trăm người, tính thêm một ngàn người trong biên chế lúc trước Lưu Trạm thu nạp được, số lượng đứng đầu trong sáu huyện Sầm Châu, đồng thời cũng là nơi sớm nhất trong sáu huyện bắt đầu tiến vào nội dung huấn luyện chính thức.
Sau khi mở rộng quân số, Lưu Trạm bảo Tào Minh thay Tào Tráng bảo vệ Thông Thiên Quan, Tào Tráng với Lý Tiểu Liên cùng lo việc huấn luyện tân binh. Về phần Lưu Trạm, dạo này hắn hay có mặt ở những lò rèn.
"Mấy cây thương này đã được tăng chiều dài theo ý của đại nhân, chỉ dài thêm từng này thôi thì không ảnh hưởng đến độ linh hoạt." Thợ rèn cảm thấy độ dài này của thương sẽ mang tới hiệu quả cực tốt.
Lưu Trạm rất hài lòng, nếu không phải điều kiện có hạn thì hắn còn muốn gắn ở đầu thương một cái móc câu, chuyên dùng để đối phó với kỵ binh.
"Đưa cho ta mười cái trước đi." Lưu Trạm cầm thương quay trở về doanh trại huấn luyện.
"A Tam, đi mời Tống tiên sinh qua đây, nói là ta có thứ tốt muốn cho đệ ấy xem." Lưu Trạm sai Lý A Tam, sau đó quay sang gọi hai mươi người ra, chia mười người dùng thương kiểu cũ mười người dùng thương kiểu mới.
Tào Tráng và Lý Tiểu Liên cũng bâu lại xem náo nhiệt.
"Thủ lĩnh, cây thương này hình như hơi dài quá, cầm còn không cầm được thì giết địch thế nào?" Tào Tráng cười hỏi.
Lý Tiểu Liên cũng nói: "Trông phải đến chín thước, còn cao hơn cả mấy người cao nhất."
Lúc này Tống Phượng Lâm cũng tới, chỉ thấy Lưu Trạm thần thần bí bí nói nhỏ với mười người cầm cây thương dài chín thước, sau đó mười binh lính cầm thương mới chia ra thành hai hàng mỗi hàng năm người, Lưu Trạm lại sắp xếp cho mười người cầm thương cũ đứng theo trận hình giao đấu vẫn thường huấn luyện.
Chuyện xảy ra kế tiếp nằm ngoài dự đoán của mọi người, binh lính cầm thương cũ tấn công chính diện, hai hàng cầm thương mới lại không hề động đậy, chờ Lưu Trạm hô lên một tiếng "đâm!", hàng lính đầu tiên lập tức cầm thương tấn công về phía trước, chỉ trong nháy mắt đã hạ gục toàn bộ những người đã tiến vào phạm vi công kích ở đối diện mình.
Lưu Trạm lại nói: "Đâm tiếp!"
Hàng lính thứ hai bước lên thay thế hàng thứ nhất, cũng tấn công bằng cây thương trong tay mình, toàn bộ mười người ở bên phe đối diện bị đâm ngã rạp.
Tào Tráng, Lý Tiểu Liên và Tống Phượng Lâm đồng loạt ngơ ngác.
Lưu Trạm vỗ tay, "Tốt lắm, lui xuống hết đi."
Binh lính bò dậy, nhận lệnh lui đi.
Tống Phượng Lâm nói: "Cái này... liên quan đến độ dài của thương sao?"
Lưu Trạm nói: "Không sai, cái này gọi là trận đột thích (tấn công bất ngờ), tiến có thể công lui có thể thủ, thương dài hơn nên không thích hợp để múa may giết địch nhưng có thể thừa dịp địch chưa tiếp cận, chủ động đâm trước. Phượng Lâm, lát nữa đệ phái ít người tới các lò rèn, trong một tháng chế tạo gấp cho ta một ngàn thương dài cỡ này, vất vả cho đệ rồi."
"Ta lập tức đi làm." Tống Phượng Lâm không dám chậm trễ, quay đi tìm Trương Tiểu Mãn.
Lưu Trạm nói: "Đại Tráng, Tiểu Liên, cả hai qua đây học bày trận với ta."
Thực ra Lưu Trạm chưa từng đọc binh thư, đối với binh pháp cổ đại mà nói, hắn chỉ biết đến Binh Pháp Tôn Tử và Tam Quốc Chí mà thôi, nhưng mà lại xem không ít phim ảnh đề tài chiến tranh nên muốn thử một lần, toàn bộ mùa đông Lưu Trạm đều ở doanh trại với binh lính, luyện tập cách bày trận.
Cho đến đêm đầu xuân trước khi xuất phát, hắn đã có trong tay ba trăm kỵ binh, một ngàn trường thương binh, năm trăm thuẫn binh, năm trăm cung tiễn thủ và bảy trăm bộ binh. Toàn bộ binh lính đều được trang bị áo giáp da trâu và dao ngắn, bỏ trường thương và cung tên đi vẫn có thể đánh giáp lá cà.
(kỵ binh: binh cưỡi ngựa; trường thương binh: binh dùng thương dài; thuẫn binh: binh phòng thủ dùng thuẫn/khiên/lá chắn; cung tiễn thủ: binh dùng cung tên)
Dùng lính du kích cũng là một ý tưởng của Lưu Trạm, những người này không cần câu nệ hình thức, am hiểu cách dùng binh khí nào thì dùng binh khí đó, bọn họ đều là những tay đấu đơn tốt nhất. Bảy trăm người này, tính cả kỵ binh đều là thân vệ của Lưu Trạm, hắn sẽ đích thân dẫn quân.
Ngày xuất phát, Lưu Trạm trở về nhà quỳ chào bà nội và cha mẹ, chuyện Lưu Trạm muốn lên chiến trường là chuyện lớn, đương nhiên không thể giấu lão phu nhân. Mấy năm nay nhà họ Lưu thay đổi nhiều, lão phu nhân cũng không còn bi thương nữa, chỉ nắm chặt lấy tay Lưu Trạm, nói rằng bất luận thế nào cũng phải còn sống trở về.
Cuối cùng, Lưu Trạm quỳ dập đầu với Triệu thị: "Mẹ, chờ con quay về."
Hốc mắt Triệu thị đỏ bừng, không muốn làm con trai lo lắng nên cố gắng giữ bình tĩnh, ổn định cảm xúc.
"Nhóc heo mập." Lưu Trạm bế Tông Nhi ở bên cạnh Triệu thị lên, hiện tại nhà họ Lưu không cần lo cái ăn cái mặc nữa, Tông Nhi được nuôi rất đầy đủ, tròn trịa chắc thịt giống hệt mấy đứa nhỏ vẽ trong tranh tết, Lưu Trạm cho nó bay lên cao mà nó cũng không sợ, chỉ cười khanh khách.
"Đại ca, huynh muốn đi đâu á?"
Lưu Trạm cắn lên cái má phính của nó, đáp: "Đại ca đi kiếm về cho đệ một cái công danh kế thừa."
Tông Nhi lại cười không ngừng.
Từ biệt người thân xong, Lưu Trạm cưỡi ngựa xuống núi, đi cùng hắn là Tống Phượng Lâm, Tào Tráng và một vài người của thôn Thiên Thương.
Chờ đoàn người Lưu Trạm đi xa rồi Lưu Học Uyên mới chậm chạp tự hỏi, tại sao lại là công danh kế thừa cho Tông Nhi mà không phải công danh cho cháu của ông?
Lưu Trạm và Tống Phượng Lâm cưỡi ngựa đi song song nhau, những người khác hoặc xa hoặc gần đi theo phía sau.
"Phượng Lâm, lần này ta đi ngắn thì nửa năm dài thì một hai năm, chuyện ở nha môn và trong nhà nhờ hết vào đệ."
Tống Phượng Lâm nhìn Lưu Trạm, chính bản thân y cũng không biết lúc này trong mắt mình toàn là sự dịu dàng, "Ta lấy tính mạng ra đảm bảo, nhất định sẽ không phụ gửi gắm."
Lưu Trạm cười nói: "Ta muốn mọi người đều được bình an."
Tống Phượng Lâm gật đầu, "Ta hiểu."
Ngày thường ở chung hai người hay đấu võ mồm, tính cách của Tống Phượng Lâm ít nhiều vẫn có sự kiêu ngạo, có lẽ là do lúc này Lưu Trạm sắp xuất chinh nên Tống Phượng Lâm cũng trở nên nhu thuận hơn, Lưu Trạm càng nhìn càng thích.
Bỗng nhiên, Lưu Trạm thừa dịp đối phương không để ý, nhảy sang ngồi sau lưng Tống Phượng Lâm.
"Các đệ về trước chờ ta!" Ném lại một câu xong, Lưu Trạm ôm lấy người trong lòng, giật cương phi ngựa chạy nhanh hơn.
Đúng là vừa cho ba màu đã mở luôn phường nhuộm, Tống Phượng Lâm muốn nổi giận nhưng giận không nổi, cũng không thể gỡ được hai cánh tay rắn chắc ôm quanh thắt lưng mình.
Lưu Trạm cười ha ha, dán vào mặt đối phương với hôn vừa cắn, mấy sợi tóc ở thái dương của Tống Phượng Lâm bị làm cho tán loạn, muốn tránh đi thì lại vô tình đưa cổ mình tới trước miệng lưu manh.
"Đừng quậy!!" Mặt Tống Phượng Lâm đỏ bừng, vẫn còn đang ở trên đường, nhỡ bị ai nhìn thấy. Lưu Trạm như con giun nằm trong bụng y, lập tức kéo dây cương điều khiển ngựa chạy vào con đường rừng nhỏ gần đó.
Lưu Trạm hung hăng gặm cắn thêm mấy cái nữa, "Từ ánh mắt đầu tiên nhìn thấy đệ ta đã biết đệ là người mà ta muốn rồi." Lưu Trạm bá đạo hôn lên đôi môi đỏ hồng của y, hôn dọc một đường tới tai, Tống Phượng Lâm bị nhột, theo phản xạ rụt cổ lại, lại bị Lưu Trạm hôn lên cổ, y ngửa mặt lên hít vào một hơi thật sâu.
"A...!" Lưu Trạm lại cắn lên vai y một dấu răng nữa!
"Chờ ta trở về, nếu để ta biết đệ thành hôn..." Lưu Trạm cắn lên vành tai Tống Phượng Lâm, nói ra những lời nóng bỏng nhưng tàn nhẫn: "Mặc kệ đệ cưới ai, ta sẽ giết kẻ đó."
"Đệ là người của ta." Lưu Trạm liên tục nhấn mạnh bên tai y.
[Hết chương 32]